Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xây dựng

Một trong những ngành có lợi nhuận khổng lồ và đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân Việt Nam đó là ngành xây dựng. Lý do đơn giản là bởi Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển, nên nhu cầu xây dựng đường xá, nhà ở, chung cư, khu thương mại,…vẫn khá cao, đặc biệt khi mà thu nhập của người dân Việt Nam cũng ngày càng tăng cao. Tuy vậy, do một số nguyên nhân mà ngành xây dựng vẫn còn gặp nhiều cản trở. Vì vậy, nhà nước Việt Nam có những chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tại nước ta. Những chính sách đó là gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ hơn. 

Các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam

Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xây dựng
Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xây dựng

Khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng theo Luật Việt Nam

Theo Điều 10  Luật xây dựng 2014 (sửa đổi năm 2020), thì nhà nước sẽ khuyến khích: – Những hoạt động đầu tư xây dựng:

  • Có mục đích bảo tồn, tái tạo lại và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa, các di sản văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng; 
  • Có mục đích xây dựng nhà ở xã hội cho những người khó khăn; 
  • Đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và vùng chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

– Những chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng (như chủ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp,..) đều được hưởng sự đối xử bình đẳng trước pháp luật, đều được khuyến khích cũng như tạo điều kiện thuận lợi khi tiến hành hoạt động xây dựng của họ. Đặc biệt, những công trình được Nhà nước trao giải thưởng công trình xây dựng có chất lượng khi tham gia đấu thầu xây dựng thì sẽ được ưu tiên hơn. 

– Tổ chức và cá nhân khi thực hiện hoạt động xây dựng của họ cũng được khuyến khích dùng các công nghệ,thiết bị khoa học tiên tiến để đảm bảo rủi ro xây dựng về nhân sự, sản phẩm được giảm thiếu xuống mức tối đa.

– Từng bước chuyển giao một số dịch vụ công do cơ quan nhà nước quản lý sang cho tổ chức, xã hội – nghề nghiệp đạt đủ điều kiện và khả năng đảm nhận các công việc này. Điều này không chỉ giúp giảm thiếu công việc cho Nhà nước, mà còn giúp các tổ chức cá nhân ngoài Nhà nước phát triển hơn vì được tham gia vào các dự án đòi hỏi tính chuyên môn, phức tạp cao. 

Xem thêm: Các hình thức đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vốn nước ngoài


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/chinh-sach-khuyen-khich-dau-tu-vao-linh-vuc-xay-dung.html 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam  để mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài. Vậy các điều kiện, hồ sơ thủ ...