Trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã có 153 dự án được cấp mới, tăng 48.5% về số dự án đầu tư so với cùng kỳ năm 2022. Điều này cho thấy Việt Nam dần trở thành một trong các quốc gia dẫn đầu trên thế giới về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thành lập công ty FDI. Với sự khác biệt về văn hóa, xã hội, pháp luật nên nhiều nhà đầu tư còn loay hoay để tìm ra phương hướng sau khi thành lập công ty FDI tại Việt Nam. Trong bài viết này, Siglaw sẽ giải đáp thắc mắc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các quý độc giả về những vấn đề cần làm sau khi thành lập công ty FDI.
Khái niệm về Công ty FDI tại Việt Nam
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về Công ty FDI. Căn cứ trên các đặc điểm và thực tế tiến hành hoạt động của các Công ty FDI, có thể đưa ra định nghĩa như sau:
Công ty FDI hay công ty có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và tùy vào tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài có thể trở thành chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của doanh nghiệp đó. Xem thêm: Thành lập công ty FDI cần lưu ý gì?
Sau khi thành lập công ty FDI xong cần làm gì?
Cần làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính
Sau khi thành lập doanh nghiệp, Công ty FDI phải treo biển tại trụ sở công ty bao gồm các nội dung: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại. Trường hợp công ty FDI không chấp hành có thể bị phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng và bị cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở đồng thời không cho công ty đăng ký sử dụng hóa đơn.
Khắc con dấu cho doanh nghiệp
Công ty FDI sau khi được công nhận thông qua giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần tiến hành khắc con dấu theo quy định của pháp luật.
Con dấu cần thể hiện dưới một hình dạng cụ thể (Hình đa giác, hình tròn hoặc các hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có 1 con dấu được thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. Trong đó, nội dung con dấu phải có thông tin về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp đồng thời có thể bổ sung thêm các hình ảnh khác và ngôn ngữ nhưng không được vi phạm điều cấm của pháp luật như:
- Hình ảnh Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc kì của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Không sử dụng hình ảnh, ký hiệu và từ ngữ vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống lịch sử của Việt Nam
- Không sử dụng biểu tượng, hình ảnh, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp,…
Đăng ký chữ ký số điện tử
Mua chữ ký số điện tử là việc làm hết sức cần thiết sau khi thành lập công ty nói chung và công ty FDI nói riêng. Đây là loại chữ ký thay cho chữ ký tươi, hỗ trợ doanh nghiệp trong các giao dịch điện tử, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến với tính bảo mật và an toàn cao. Đặc biệt, chữ ký số được dùng để doanh nghiệp kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai thuế hải quan điện tử nên rất quan trọng đối với công ty FDI.
Để đăng ký được chữ ký số, công ty FDI cần phải có những thông tin cần thiết sau:
- Số hiệu chứng thư số
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
- Khóa công khai của chứng thư số
- Tên doanh nghiệp
- Tên Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho công ty FDI
- Chứng thư số của Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho công ty FDI
Đồng thời, công ty FDI cũng cần chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ theo quy định của pháp luật để đăng ký chữ ký số. Hồ sơ bao gồm: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế của công ty FDI; Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh; Bản sao căn cước công dân hoặc hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Khi thực hiện mua chữ ký số, công ty cần lựa chọn các nhà cung cấp uy tín với bảng giá cụ thể để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và nhận được các chính sách hỗ trợ sau này. Một số nhà cung cấp chữ ký số uy tín tại Việt Nam: FPT, Viettel, VNPT, Vina, Newtel,…
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-fdi-xong-can-lam-gi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét