Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện để thúc đẩy logistics, một ngành được ví như mạch máu của nền kinh tế. Nằm ở trung tâm khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế; đặc biệt có tuyến bờ biển dài, nhiều địa điểm có thể xây cảng nước sâu, cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết,… Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ logistics.
Nếu nền kinh tế là bộ máy, thì logistics được ví như dầu bôi trơn cho bộ máy đó vận hành được thông suốt, đạt được công suất lớn nhất với chi phí nhiên liệu ít nhất và độ bền cao nhất. Logistics là chìa khóa tăng trưởng kinh tế, nó giúp các hoạt động sản xuất, giao thương trở nên thuận tiện và tiết kiệm. Đồng thời là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau. Doanh nghiệp nào xây dựng được một hệ thống quản lý logistics hiệu quả, doanh nghiệp đó sẽ có được nhiều lợi thế. Ngoài ra, logistics còn là “trợ thủ” đắc lực cho hoạt động Marketing. Bằng cách cung cấp sản phẩm đúng lúc, đúng thời điểm mà khách hàng đang có nhu cầu.
Vậy Logistics là gì? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu để biết rõ hơn về ngành nghề kinh doanh Logistics!
Logistics là gì?
Dịch vụ Logistics là một hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói, dán nhãn, giao hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hoàn trả.
Nói một cách khác, logistics là một khâu trung gian vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Logistics đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì nó cho phép nguyên vật liệu và hàng hóa lưu thông và là công cụ kết nối các hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, ngành dịch vụ logistics thường là giải pháp rất hấp dẫn đối với cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Căn cứ pháp lý điều chỉnh các quy định về ngành nghề kinh doanh Logistics
⁃ Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
⁃ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
⁃ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
⁃ Nghị định số 163/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/02/2018.
Các ngành nghề kinh doanh Logistics hàng đầu tại Việt Nam
- Cho thuê xe có động cơ
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển)
- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
- Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
- ….
Điều kiện kinh doanh ngành nghề Logistics
– Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp muốn kinh doanh các dịch vụ thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với từng loại hình dịch vụ đó.
– Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử
Ví dụ nếu bạn muốn kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô thì phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
+ Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
+ Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
+ Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
+ Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
+ Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
+ Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/nganh-nghe-kinh-doanh-logistics.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét