Thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội


Song song với sự phát triển kinh tế toàn cầu là sự lớn mạnh của những tập đoàn đa quốc gia, những công ty và tập đoàn thương mại có vốn đầu tư nước ngoài tại khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đặc biệt là ở Hà Nội. Vậy quy trình đầu tư thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội cụ thể như thế nào, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Khó khăn, thuận lợi khi thành lập công ty thương mại vốn FDI tại Hà Nội

Theo thống kê mới nhất năm 2023, Hà Nội tiếp tục trở thành địa điểm hấp dẫn thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Hà Nội đã thu về 169,4 triệu USD vốn FDI, được Cục Thống kê Hà Nội cập nhật đến tháng 9/2022. Lũy kế 9 tháng năm 2022, toàn TP thu hút 1.019 triệu USD vốn FDI, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú nhận định đây là kết quả sáng giúp Thành phố Hà Nội tiếp tục duy trì là địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư FDI tại Việt Nam. Tính tới tháng 04/2023, Hà Nội tiếp tục đột phá với kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất toàn quốc với 1,71 tỷ USD (tăng 260% so với cùng kỳ năm 2022). 

Tuy có những điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư, nhưng những khó khăn cũng như thuận lợi mà thành phố đem lại mà gây cản trở hoặc thu hút thêm vốn đầu tư là những gì cũng cần được tìm hiểu, cụ thể dưới đây:

Thuận lợi

Thứ nhất, môi trường chính trị tại Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội rất ổn định. Là thủ đô của đất nước nơi tổ chức những hoạt động chính trị cũng là nơi đào tạo các cán bộ công an, quốc phòng lớn trên toàn quốc, nên khi đầu tư thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội, nhà đầu tư sẽ không cần lo ngại tới an ninh của mình.

Thứ hai, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác, trong đó có nhiều thị trường chiếm tỷ trọng kinh tế lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc-New Zealand, Liên minh Châu Âu, Anh, Liên minh Kinh tế Á Âu,…nên cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư khi kinh doanh, đầu tư thành lập doanh nghiệp thương mại vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội trong phạm vi rộng. 

Thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội
Thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội

Khó khăn

Đầu tiên, chưa tối ưu chi phí. Kinh doanh gặp khó khăn do chi phí nguyên vật liệu tăng cao, giá đầu vào tăng chóng mặt. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ phá sản, giải thể, tái cơ cấu doanh nghiệp do không giải quyết được việc cân đối chi phí, mua sắm nguyên vật liệu với giá thành hợp lý.

Sự gia tăng chi phí phần lớn là do những căng thẳng quốc tế gần đây giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, những khó khăn trên là phổ biến trên toàn thế giới, và khi dịch Covid-19 hoành hành suốt 02 năm qua, các hạn chế về thông tin liên lạc, cách ly và ngừng sản xuất đã được ban hành. Các nhà đầu tư nước ngoài ít tập trung vào nguyên nhân và quan tâm nhiều hơn đến hậu quả, được phản ánh trong chi phí đầu vào và đầu ra cũng như tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty thương mại. Để tối ưu hóa chi phí, các DN Việt Nam phải tự tìm giải pháp, hạn chế tăng giá thành sản phẩm theo giá nguyên vật liệu đầu vào, hoặc bù đắp cho người lao động bằng cách giảm lương và cần phải có những biện pháp mạnh mẽ khác tránh ảnh hưởng danh tiếng công ty thương mại.

Thứ hai, nguồn cung lao động hạn chế. Việt Nam áp dụng chính sách kiểm soát tương đối chặt chẽ đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụ thể, Mục 3 Luật Lao động số 45/2019/QH14 và Hướng dẫn Quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP về Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và Lao động Việt Nam Làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài Tuyển dụng và quản lý Việt Nam có nhiều quy định chặt chẽ điều kiện, thủ tục tuyển dụng lao động nước ngoài, gây khó khăn cho công tác tuyển dụng, ứng dụng trong thực tế, nhất là cho phát triển doanh nghiệp và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung khi thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội.

Các quy định này được xây dựng phù hợp với định hướng phát triển nhằm ưu tiên và bảo vệ nguồn việc làm trong nước, hạn chế tối đa việc sử dụng và tuyển dụng lao động nước ngoài. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Việc hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài sẽ tạo cho nhà đầu tư nước ngoài cảm giác Việt Nam chưa phải là thị trường cởi mở với yếu tố nước ngoài, từ đó có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư thành lập công ty thương mại vốn FDI tại Hà Nội của họ.

Thứ ba, về thuế. Việt Nam có những ưu đãi về thuế cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như có sự bình đẳng dành cho họ. Nhưng khâu áp dụng và thực thi chính sách của nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều bất cập cần cải thiện, ví dụ như đơn giản hóa và cụ thể các thủ tục hành chính về thuế.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng dù cũng khá ổn định nhưng so với những tiêu chuẩn cao của các nhà đầu tư nước ngoài thì cơ sở hạ tầng tại Hà Nội vẫn cần cải thiện.

Top những quốc gia và ngành nghề chiếm tỉ trọng đầu tư tại Hà Nội

Đầu tiên, các quốc gia có số lượng dự án đầu tư lớn nhất vào Hà Nội chủ yếu thuộc khu vực châu Á như: Nhật Bản (16% tổng vốn đầu tư), Hàn Quốc, Singapore. Trong khi đó, Châu Âu và Châu Mỹ chiếm dưới 10% tổng vốn đăng ký. 

Cũng nhờ lợi thế cạnh tranh kinh tế – xã hội phát triển bền vững, thị trường tiềm năng, dịch vụ đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, Thành phố Hà Nội đã trở thành một trong những địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất. Dòng vốn FDI vào Hà Nội trong những năm gần đây có xu hướng phát triển và tăng trưởng, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương.

Thành phố cũng chú trọng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư tại địa phương để tìm cách tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp đầu tư trong nước, tổ chức các đoàn xúc tiến môi trường đầu tư Hà Nội và các đối tác nghiên cứu của mình tại đây. Đặc biệt, Thành phố Hà Nội thường xuyên được lựa chọn là nơi đăng cai và tham gia các sự kiện lớn trong nước, các sự kiện văn hóa, thể thao lớn; và cả các lĩnh vực du lịch,… 

Một bài nghiên cứu tới từ Đại học Kinh tế quốc dân công bố rằng có 56% các doanh nghiệp hài lòng khi kinh doanh tại Hà Nội, so sánh với tỷ lệ 67,6% các doanh nghiệp hài lòng khi kinh doanh tại Việt Nam. Thêm vào đó, Hà Nội cũng được đánh giá cao về phát triển hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp,…

Một minh chứng rõ ràng nhất cho sự hài lòng của các nhà đầu tư nước ngoài tại Hà Nội đó là sự ghi nhận của Tổng Giám đốc Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam Nakagawa Tetsuyuki. Ông rất tin tưởng vào chủ trương, chính sách thu hút đầu tư FDI của Chính phủ Việt Nam và Thủ đô Hà Nội. Nên tập đoàn quyết định sẽ triển khai 16 dự án tại Việt Nam từ nay đến năm 2025. Trong số đó, 3 – 4 dự án nữa tại Hà Nội sẽ được tập đoàn đầu tư thêm. Đồng thời, những tập đoàn FDI lớn khác cũng khẳng định lựa chọn Hà Nội là nơi để mở rộng đầu tư, kinh doanh trong những năm tới, đặc biệt lĩnh vực công nghệ cao.

Trong tương lai, cùng với đà phát triển như vậy song song đó là những cạnh tranh gay gắt trong thu hút FDI giữa các địa phương, cùng với sự chuyển dịch của các dòng vốn đầu tư, Sở KH&ĐT Hà Nội cho biết, TP sẽ phát triển mạnh hơn hoạt động xúc tiến gọi vốn đầu tư từ các thị trường trọng điểm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.

Thứ hai, những ngành nghề, lĩnh vực của các dự án đầu tư nước ngoài tập trung chiếm tỷ trọng lớn nhất là: xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối hàng hóa, công nghiệp chế biến, xây dựng, công nghệ thông tin, viễn thông, chế tạo…

Loại hình công ty thương mại phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Doanh nghiệp cần phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội mà:

  • Thành lập doanh nghiệp thương mại vốn FDI có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay từ ban đầu; 
  • Công ty thương mại có vốn nước ngoài (đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Thành lập công ty thương mại vốn FDI mới hoặc góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty.

Hồ sơ, quy trình, thủ tục thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội

Cách 1: Thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội từ khi công ty bắt đầu thành lập, nhà đầu tư nước ngoài đã góp vốn

Bước 1: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội

  • Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư công ty thương mại, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên “Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư” (theo Công văn số 8909 /BKHĐT-PC). Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
  • Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
  • Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư vào công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội.

Hồ sơ xin cấp và địa điểm nộp Giấy chứng nhận đầu tư cho công ty thương mại vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội

Luật đầu tư 2020 quy định về hồ sơ cần nộp như sau:

STTLoại văn bảnSố lượngHình thức
1Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư vào công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội;2Bản gốc
2CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu (đối với nhà đầu tư là cá nhân); bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý (đối với nhà đầu tư là tổ chức);2Bản sao công chứng
3Đề xuất dự án đầu tư thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;2Bản gốc
Lưu ý: Nếu dự án đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư thay thế Đề xuất dự án đầu tư bằng Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư.  
4Cung cấp 01 trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;2Bản sao công chứng
5Hợp đồng thuê trụ sở công ty thương mại và Sổ đỏ nhà đất của bên cho thuê tại Hà Nội2Bản sao công chứng

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, hoặc có nhu cầu thuê đất của nhà nước cần nộp bổ sung các hồ sơ sau:

  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Nếu dự án thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội không đề nghị Nhà nước chấp thuận giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc các bằng chứng khác chứng minh nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp thương mại vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội đối với dự án có sử dụng công nghệ bị hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Nơi nộp hồ sơ: Theo Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP

  • Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội; 
  • Hoặc nếu dự án đầu tư thương mại được thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau trở lên, thì nộp ở Sở kế hoạch và đầu tư của một tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án. Ví dụ: Dự án đầu tư được thực hiện tại Hà Nội và Thái Nguyên, thì nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội hoặc Sở kế hoạch và đầu tư Thái Nguyên. 

Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp thương mại có vốn nước ngoài tại Hà Nội

Sau khi có được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội để thành lập doanh nghiệp thương mại vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập doanh nghiệp thương mại vốn FDI;
  • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 02 thành viên), danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    • Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
    • Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty thương mại, cổ đông công ty là tổ chức;
    • Hợp đồng ủy quyền cho công ty luật Siglaw thực hiện thủ tục.

Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội.

Thời hạn: Hoàn thành việc xây dựng hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 04 -06 ngày làm việc; Giải quyết hồ sơ: 05-07 ngày làm việc.  

Bước 3: Khắc dấu pháp nhân và công bố mẫu con dấu

Thời hạn khắc con dấu pháp nhân và công bố mẫu dấu của công ty là 03 ngày làm việc


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-thuong-mai-co-von-nuoc-ngoai-tai-ha-noi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...