Các ngành nghề có vốn đầu tư từ Singapore tại Việt Nam có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp, tới chế biến nông-lâm-thuỷ sản; nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là lĩnh vực dịch vụ. Trong bài viết này mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết về tình hình góp vốn đầu tư của Singapore vào Việt Nam
Số liệu về đầu tư từ Sigapore ở Việt Nam mới nhất 2023
Singapore là một trong 4 quốc gia ASEAN đi tiên phong trong việc thăm dò thị trường đầu tư Việt Nam từ những năm 1990. Ngay sau đó, lượng vốn đầu tư từ quốc gia này vào Việt Nam đã tăng nhanh chóng, thậm chí cả ở thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, khi hầu hết các quốc gia khác đều có sự sụt giảm mạnh. Theo các chuyên gia, Việt Nam vẫn là thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư Singapore do tương đồng về độ mở thị trường, cùng chí hướng phát triển bền vững và cùng tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do.
Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố số liệu mới nhất cho biết, 7 tháng đầu năm nay, đã có 44 dự án của Singapore được cấp phép đầu tư mới tại Việt Nam, với tổng số vốn trên 1,3 tỷ USD. Cùng thời gian này cũng có 8 dự án của các nhà đầu tư Singapore được cấp phép tăng vốn với tổng số trên 13,3 triệu USD. Singapore đứng thứ hai trong tổng số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam .
Thời gian gần đây, các nhà đầu tư Singapore đang dành sự quan tâm lớn đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam với một lượng vốn khá lớn đổ vào các dự án xây dựng quần thể nhà ở, văn phòng, khách sạn.
Năm 2023 đánh dấu mốc 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước và cũng tròn 10 năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Singapore. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư; thứ hai là kinh doanh bất động sản và thứ 3 là lĩnh vực sản xuất điện. Phần lớn các dự án đầu tư của Singapore đều có quy mô lớn. Ví dụ, 3 “siêu dự án” của Singapore tại Việt Nam gần đây là nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu (cấp phép năm 2020, vốn đăng ký 4 tỉ USD); khu nghỉ dưỡng Nam Hội An ở Quảng Nam (cấp phép năm 2010, vốn đăng ký 4 tỉ USD) và dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (cấp phép năm 2021, vốn đăng ký 3,12 tỉ USD).
Lợi ích khi thực hiện góp vốn đầu tư từ Singapore tại Việt Nam
- Hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch: Hệ thống pháp luật Việt Nam đang từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị, tạo môi trường pháp lý cho việc hội nhập quốc tế. Công tác cải cách thủ tục hành chính đơn giản, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ.
- Môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài: môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tận dụng các thuận lợi đó thì sẽ dễ dàng hoạt động hơn, ngược lại nó cũng có những ràng buộc thách thức lên doanh nghiệp kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không có sự thích ứng với môi trường ấy. Như vậy, môi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, trong khi đó môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang phát triển theo hướng tích cực điều này cũng là một trong những yếu tố thu hút vốn đầu tư từ Singapore vào Việt Nam;
- Tình hình chính trị: Sự ổn định và phát triển bền vững của một chế độ chính trị phụ thuộc vào nhiều nhân tố: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia có tình hình chính trị ổn định. Đảm bảo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp;
- Nguồn nhân lực dồi dào: Là nguồn lực sản xuất chủ đạo không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế hiện nay. Nguồn lực này được đào tạo, cải thiện và chú trọng, chất lượng sẽ ngày càng tốt lên. Trong doanh nghiệp, nguồn lao động chất lượng cao chắc chắn giúp ích cho sự phát triển không ngừng.
- Cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế.
Những lợi thế chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm liền, chi phí sản xuất cạnh tranh, nguồn nhân lực dồi dào và đang ở trong thời kỳ dân số vàng… Việt Nam còn được nhà đầu tư Singapore đánh giá là thị trường tiềm năng với 90 triệu dân, cộng với tiến trình hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng. Đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp Singapore nói riêng và nhà đầu tư nước ngoài nói chung sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu vào các quốc gia mà Việt Nam có ký kết các Hiệp định thương mại tự do.
Một số dự án tiêu biểu có vốn đầu tư Singapore tại Việt Nam
Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc trung tâm Nhiệt điện LNG Bạc Liêu, cấp phép ngày 16/1/2020. Nhà đầu tư là Delta Offshore Energy Pte.Ltd. Tổng vốn đầu tư từ Singapore tại Việt Nam là 4 tỷ USD.
Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (khu nghỉ dưỡng Nam Hội An), cấp phép ngày 10/12/2010. Nhà đầu tư là CTLD đầu tư Genting VinaCapital (Genting VinaCapital Investment Pte.Ltd). Tổng vốn đầu tư của Singapore ở Việt Nam là 4 tỷ USD tại tỉnh Quảng Nam.
Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (cấp phép năm 2021, vốn đăng ký 3,12 tỉ USD).
Bên cạnh lĩnh vực năng lượng, các nhà đầu tư Singapore cũng quan tâm đến lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, tiêu biểu trong lĩnh vực này là Dự án Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP). Đây là dự án liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam –Becamex IDC và liên minh các nhà đầu tư Singapore do Tập đoàn Sembcorp Development dẫn đầu.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/tinh-hinh-von-dau-tu-tu-singapore-tai-viet-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét