Thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam

Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ ngoài giao tính đến nay đã được gần tròn 50 năm (từ 21/09/1973), nhưng phải đến khi ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước mới được nâng lên tầm cao mới. Đây là Hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản đều dành cho nhau nhiều ưu đãi hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Nhờ có những điều kiện thuận lợi, các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng đầu tư mạnh vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Bài viết dưới đây chia sẻ về việc thành lập Công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam, điều kiện và thủ tục tiến hành, mời Quý bạn đọc cùng theo dõi.

Những lợi thế khi nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam có nền chính trị ổn định, an toàn; vị trí trung tâm của khu vực, dễ dàng kết nối với các nền kinh tế lớn, là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản;

Hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam tiếp tục được chú trọng đầu tư, hoàn thiện: xây đường cao tốc, các trục ven biển, sân bay, cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đầu tư;

Chính phủ Việt Nam luôn cố gắng hoàn thiện hành lang pháp lý về đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản;

Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPAngày 25/12/2008, trong đó Việt Nam giành rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.

Thị trường tiêu dùng tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, với nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng. Việc thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam sẽ giúp nhà đầu tư tận dụng tiềm năng thị trường này để tăng doanh thu và lợi nhuận.

So với nhiều quốc gia khác, Việt Nam có chi phí đầu tư thấp hơn. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư Nhật Bản có thể tốn ít chi phí đầu tư và vẫn có thể tận dụng được các lợi ích của thị trường tại đây.

Thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam
Thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam

Những tỉnh/thành phố thu hút vốn đầu tư Nhật Bản nhiều nhất tại Việt Nam

Tính tới năm 2023, ở Việt Nam có hơn 5.000 dự án đầu tư đang hoạt động của Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 69 tỷ USD, đứng thứ 2 trong tổng số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Về tỉnh thành, FDI Nhật Bản đã có mặt ở 57/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các dự án đầu tư của Nhật Bản vào ngành công nghiệp nặng có mặt ở hầu hết các tỉnh thành và tập trung ở các khu công nghiệp như: Hải Phòng, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… Trong khi ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Hiện nay, rất nhiều tỉnh thành coi hoạt động thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản là mục tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Ví dụ như, các địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên… cho biết sẵn sàng hiện thực hóa cơ hội hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn.

Những ngành, nghề thu hút vốn FDI Nhật Bản nhiều nhất tại Việt Nam

Theo thống kê, vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đang đầu tư ở 19 ngành, lĩnh vực. Đứng thứ nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.830 dự án, chiếm 33,55% tổng số dự án với tổng vốn 40,62 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư. Thứ 2 là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đầu tư gần 739 triệu USD (697 dự án, chiếm 14,89%). Đứng thứ 3 là bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với tổng vốn đầu tư 1.9 tỷ USD (692 dự án, chiếm 14,79%)

Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản với nhiều sản phẩm uy tín, có sức cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuật cao, rất nhiều sản phẩm trong đó thay thế hàng nhập khẩu và tham gia tích cực vào xuất khẩu.

Những giải pháp thu hút vốn FDI Nhật Bản tại Việt Nam

  • Việt Nam tích cực xây dựng chương trình hợp tác giữa khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước, tập trung vào lĩnh vực chuyển đổi số, phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nhân lực. Đây cũng là nội dung nằm trong giai đoạn 8 của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản, thời gian tới cần làm sâu sắc hơn, đáp ứng yêu cầu của cả hai nước trong bối cảnh mới.
  • Việt Nam đang chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Do đó, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng hợp tác đầu tư vào hạ tầng, năng lượng, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ thông tin, đô thị thông minh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, đổi mới sáng tạo… Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư thành lập công ty có vốn Nhật Bản, đem lại lợi ích nhiều hơn cho các bên, góp phần đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên tầm cao mới.
  • 60% các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn muốn tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tỉ lệ cao nhất tại Đông Nam Á. Do đó Việt nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, lành mạnh thu hút các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.

Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam

Có 4 hình thức chính các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, gồm:

  • Hình thức thành lập công ty có vốn Nhật Bản 100%: Hình thức này có số dự án lớn nhất lên tới 3.916 dự án (83,67% tổng số dự án); 
  • Hình thức liên doanh: Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản cùng hợp tác khai thác sản phẩm và dịch vụ với 735 dự án (15,7% tổng số dự án); 
  • Hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO;
  • Hình thức hợp tác kinh doanh.

Điều kiện để thành lập Công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam

Theo Luật đầu tư năm 2020, để thành lập công ty có vốn Nhật Bản các nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường như:

  1. Điều kiện về tỉ lệ sở hữu vốn;
  2. Hình thức đầu tư: hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần là một trong những hình thức đầu tư của NĐTNN tại Việt Nam được Luật Đầu tư 2020 quy định tại Điều 21.
  3. Phạm vi hoạt động đầu tư;
  4. Năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  5. Sử dụng đất đai, lao động, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;
  6. Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;
  7. Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;
  8. Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;
  9. Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
  10. Các điều kiện khác theo quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về đầu tư.

Quy trình thành lập Công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam

Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư (Phòng kinh tế đối ngoại – Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh/thành phố)

Nhà đầu tư lập 01 bộ hồ sơ gồm các văn bản quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Mẫu văn bản này được quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BKHĐT);
  • Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

Đối với Nhà đầu tư Nhật Bản là cá nhân: Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; 

Đối với Nhà đầu tư Nhật Bản là tổ chức: Quyết định thành lập công ty có vốn Nhật Bản/đăng ký kinh doanh/các giấy tờ tương đương;

Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư Nhật Bản: Một trong các loại sau:

  1. Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất;
  2. Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; 
  3. Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; 
  4. Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  5. Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính.
  6. Văn bản đề xuất dự án đầu tư (Theo mẫu quy định)
  7. Giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  8. Giấy tờ có Nội dung giải trình về công nghệ (Đối với dự án liên quan đến công nghệ)
  9. Hợp đồng BCC (khi đầu tư hình thức hợp đồng BCC)
  10. Tài liệu khác (nếu có)
  11. Quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư: 15 ngày. Nếu không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Sau khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư Nhật bản thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố)

Nhà đầu tư Nhật Bản chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ý doanh nghiệp (mẫu quy định) 
  •  Điều lệ công ty;
  •  Đối với Công ty TNHH, Nhà đầu tư nộp danh sách thành viên; Đối với Công ty cổ phần, Nhà đầu tư nộp danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (mẫu quy định);

Giấy tờ về tư cách pháp lý của người đại diện:

Nhà đầu tư là cá nhân: Hộ chiếu/căn cước công dân/chứng minh nhân dân; 

Nhà đầu tư là tổ chức: quyết định thành lập công ty có vốn Nhật Bản/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/tài liệu tương đương và văn bản ủy quyền đại diện phần vốn góp tại Việt Nam + Hộ chiếu/căn cước công dân/chứng minh nhân dân của người đó;

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp (bản sao chứng thực);
  • Quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh: 03 – 07 ngày. Nếu không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-co-von-nhat-ban.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Singapore

Ngân hàng thế giới luôn công nhận Singapore là một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo thống...