Đầu tư thành lập công ty tại Trung Quốc có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hồ sơ, quy trình xin cấp phép dự án đầu tư từ Việt Nam sang Trung Quốc ra sao? Chi phí mở doanh nghiệp ở Trung Quốc là bao nhiêu? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Siglaw giải đáp chi tiết trong bài viết này:
Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt mức 194,3 tỷ USD. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 7 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5, cũng như thị trường nhập khẩu lớn thứ 9 của Trung Quốc trên toàn cầu.
Đặc biệt, sự phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc cũng được thúc đẩy bởi việc hai nước tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). RCEP, có hiệu lực từ ngày 1/01/2022, tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tham gia vào các chuỗi giá trị và sản xuất mới trong khu vực. Hiệp định này nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên RCEP, bao gồm cả Việt Nam và Trung Quốc.
Sự gia tăng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế cho cả hai bên mà còn tạo nền tảng cho việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác như đầu tư, công nghệ, du lịch và văn hóa. Điều này đồng thời cũng đặt ra những thách thức và cơ hội mới cho các doanh nghiệp của cả hai quốc gia khi cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh tích hợp kinh tế khu vực ngày càng sâu rộng.
Hồ sơ và quy trình đầu tư thành lập công ty tại Trung Quốc
Quy trình 1: Xin phép cấp đầu tư sang Trung Quốc
Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư thành công tại Trung Quốc, nhà đầu tư cần lưu ý đảm bảo chuẩn bị 03 bộ hồ sơ đầy đủ gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư sang Trung Quốc;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ/văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần lưu ý nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư để quá trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc dễ dàng hơn;
- Nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư sang Trung Quốc theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
- Văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Để xin được văn bản này nhà đầu tư lưu ý đến cơ quan thuế trên địa bàn sinh sống
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư thành lập công ty tại Trung Quốc
Quy trình 2: Thủ tục đầu tư thành lập công ty tại Trung Quốc theo quy định Pháp luật hiện nay
Nhà đầu tư cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện được đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Trung Quốc
- Tên của Công ty: nộp đơn xin chấp thuận của Cục quản lý Công nghiệp và Thương mại địa phương (AIC)
- Vốn pháp định: Công ty mở tài khoản ngân hàng sau đó tiến hành nộp vốn ban đầu vào tài khoản đó rồi yêu cầu ngân hàng xác nhận.
- Giấy phép kinh doanh tạm thời: xin giấy phép kinh doanh tạm thời trong thời gian doanh nghiệp chờ góp đầy đủ vốn pháp định.
- Giấy phép kinh doanh bắt buộc
Lưu ý về chọn ngành nghề kinh doanh khi thành lập Công ty tại Trung Quốc
Một số lĩnh vực tiềm năng nên đầu tư tại Trung Quốc
- Công nghệ và truyền thông: Trung Quốc có một trong những thị trường công nghệ lớn nhất thế giới. Các lĩnh vực như truyền thông, trò chơi điện tử, trí tuệ nhân tạo, truyền thông xã hội và truyền thông di động đều có tiềm năng phát triển lớn.
- Năng lượng và môi trường: Nên đẩy mạnh đầu tư thành lập công ty tại Trung Quốc vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, gió, và năng lượng hydro. Đồng thời, nhu cầu về công nghệ xanh và bảo vệ môi trường cũng đang gia tăng, tạo ra cơ hội đầu tư trong lĩnh vực này.
- Công nghiệp sản xuất và logistics: Trung Quốc là một trong những cường quốc sản xuất hàng hóa. Các lĩnh vực như ô tô, điện tử, thiết bị gia dụng và sản xuất công nghiệp khác đều có tiềm năng lớn để đầu tư. Ngoài ra, lĩnh vực logistics cũng đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế.
- Dịch vụ tài chính: Trung Quốc đang mở cửa và phát triển các dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư và dịch vụ tài chính công nghệ. Sự phát triển của ngành này tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư quốc tế mở công ty tại Trung Quốc.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe: Trung Quốc có dân số lớn và nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Các lĩnh vực như dược phẩm, dịch vụ y tế, công nghệ y tế và chăm sóc người cao tuổi đều hứa hẹn có tiềm năng đầu tư lớn.
Các ngành nghề bị cấm, hạn chế đầu tư sang Trung Quốc
Nhà đầu tư cần lưu ý lựa chọn ngành nghề phù hợp khi quyết định đầu tư sang nước ngoài nói chung và sang Trung Quốc nói riêng.
Đầu tiên, nhà đầu tư cần nắm được các ngành nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Bao gồm: Kinh doanh các chất ma túy, các loại hóa chất, khoáng vật, mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên được quy định trong Công ước, kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người, hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người, kinh doanh pháo nổ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ, ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
Các ngành nghề bị cấm, hạn chế đầu tư ở Trung Quốc gồm: Tham gia vào các doanh nghiệp thu thập, biên tập, xuất bản và phát sóng tin tức; Đầu tư thành lập và hoạt động của các tổ chức thông tấn, bao gồm nhưng không giới hạn ở các cơ quan báo chí, đơn vị xuất bản, tổ chức phát thanh và truyền hình, đài phát thanh và truyền hình và các cơ quan cung cấp dịch vụ thu thập, biên tập và xuất bản thông tin tin tức trên internet; Vận hành bố cục trang, tần số vô tuyến, kênh, chương trình hoặc tài khoản truyền thông xã hội của các tổ chức tin tức; Điều hành truyền hình trực tiếp các sự kiện liên quan đến chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, xã hội, văn hóa, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, thể thao và các vấn đề khác có ảnh hưởng đến quan điểm chính trị, dư luận hoặc định hướng giá trị xã hội; Đăng lại tin tức của các đơn vị nước ngoài; Tổ chức các hoạt động diễn đàn, giải thưởng trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
Chi phí để thành lập doanh nghiệp tại Trung Quốc
Chi phí mở công ty tại Trung Quốc có thể được chia thành chi phí hoạt động và chi phí vốn. Trung Quốc không yêu cầu về vốn tối thiểu để thành lập công ty ở Trung Quốc khi đầu tư vào. Vì vậy nhà đầu tư nên đầu tư một mức vốn nước ngoài phù hợp nhất, thông thường chi phí hoạt động để mở thành lập công ty tại Trung Quốc bắt đầu từ 2000 USD.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-trung-quoc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét