Thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất

Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài có xu hướng đổ về các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên, khi thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất thì doanh nghiệp nước ngoài cần đảm bảo các điều kiện, hồ sơ, thủ tục đi kèm.

Doanh nghiệp FDI là gì?

FDI (là viết của Foreign Direct Investment) được hiểu là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Tuy vậy, trên thực tế pháp luật của Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng đối với loại hình doanh nghiệp này.

Theo Luật Đầu tư 2020 có quy định tại Khoản 22 Điều 3, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Cụ thể, doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được xem là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Các hình thức đầu tư để được công nhận là doanh nghiệp FDI bao gồm:

Lưu ý rằng, hợp đồng hợp tác kinh doanh (còn gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, tiến hành phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không phải thành lập doanh nghiệp.

Các hình thức đầu tư thành lâp công ty FDI bao gồm: Công ty TNHH 1 thành viênCông ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh.

Doanh nghiệp FDI nói chung thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và được hưởng các chính sách ưu đãi riêng biệt cho doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các ưu đãi về thuế suất.

Doanh nghiệp FDI gắn với các mục tiêu hợp tác kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh rộng khắp trên thế giới và tạo ra dòng chảy tiền tệ quốc tế nhằm đạt được nguồn lợi nhuận và lợi ích dài hạn.

Thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất
Thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất

Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Khu công nghiệp bao gồm 3 loại hình khác nhau, gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ và khu công nghiệp sinh thái.

Như vậy, theo cách phân chia nói trên thì khu chế xuất là một trong số các loại hình khu công nghiệp. Theo định nghĩa về khu chế xuất quy định tại Khoản 10 Điều 3, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 năm 2014, Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Khu công nghiệp, khu chế xuất đều là những địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, doanh nghiệp hoạt động trong khu vực này sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt của Nhà nước để phát triển kinh doanh. Kèm theo với những ưu đãi này, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục đăng ký có một chút khác so với các doanh nghiệp bên ngoài.

Tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP có quy định cụ thể về điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất như sau:

  • Doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với các doanh nghiệp thường bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng.
  • Toàn bộ hàng hóa sản xuất phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài.
  • Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của hải quan và các cơ quan chức năng. Hiện nay có nhiều cục hải quan yêu cầu các doanh nghiệp chế xuất phải lắp camera giám sát được kết nối với hải quan.
  • Phải có văn bản đồng ý của hải quan về việc chấp thuận thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
  • Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.

  • Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.
  • Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này và các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính quy định.

Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

Quy trình hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất

Việc thành lập doanh nghiệp FDI trong  khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ khác so với thành lập dự án đầu tư có vốn nước ngoài thông thường là cần đăng ký chấp thuận chủ trương đầu tư và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư. Về cơ bản, trình tự thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất gồm các bước như sau:

Bước 1: Đăng ký chấp thuận chủ trương đầu tư với Cơ quan có thẩm quyền

Tùy vào tính chất, quy mô và các dự án khác nhau mà Quốc Hội, Thủ tướng chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Đa số, các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài xin chủ trương đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất đều thuộc thẩm quyền của Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Cơ quan cấp phép: Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất

Thời gian thực hiện dự kiến: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Hồ sơ thực hiện bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: Nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 
  • Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Bước 3: Thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất

Cơ quan cấp phép: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc

Hồ sơ thực hiện bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên (Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), Danh sách cổ đông (Đối với công ty cổ phần)
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất
  • Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật

Bước 4: Khắc dấu pháp nhân

Sau khi thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất thì cần phải tiến hành khắc dấu. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp mà có thể sử dụng luôn.

Bước 5. Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, ngay sau khi thành lập công ty FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất thì nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp.

Bước 6. Hoàn thành các thủ tục sau thành lập

Sau khi thành lập doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất tiếp theo nhà đầu tư tiến hành các thủ tục đăng ký mua chữ số, nộp thuế môn bài, kê khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn, kê khai thuế,…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu nên còn cần xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất cũng như lắp đặt máy móc, thiết bị, chuẩn bị khu nhà cho công nhân viên…Doanh nghiệp chế xuất cần đáp ứng đủ các điều kiện quy định riêng biệt trong nghị định 82/2018 NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-doanh-nghiep-fdi-trong-khu-cong-nghiep-khu-che-xuat.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty có vốn Hàn Quốc tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các công ty Hàn Quốc. Để  thành ...