Các hình thức đầu tư FPI (gián tiếp) được phép tại Việt Nam

 Đầu tư FPI gián tiếp là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư không trực tiếp sở hữu và điều hành doanh nghiệp tại Việt Nam, mà thông qua các công ty trung gian hoặc các khoản đầu tư tài chính khác. Song nhiều người không hiểu rõ về các quy định về đầu tư gián tiếp dẫn đến nhiều rủi ro khi đầu tư. Vì thế mời Quý độc giả tham khảo bài viết bên dưới của Siglaw để hiểu rõ hơn về đầu tư gián tiếp FPI.

Các hình thức đầu tư FPI (gián tiếp) được phép tại Việt Nam
Các hình thức đầu tư FPI (gián tiếp) được phép tại Việt Nam

Đầu tư FPI là gì?

Đầu tư gián tiếp FPI là loại đầu tư trong đó nhà đầu tư không mua trực tiếp tài sản mà đầu tư thông qua các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư hoặc các khoản tiền gửi ngân hàng. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ sở hữu các chứng khoán hoặc các khoản tiền gửi, và chịu rủi ro tài chính liên quan đến giá trị của chúng.

Ví dụ, nếu một nhà đầu tư muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán, họ có thể mua các cổ phiếu hoặc trái phiếu của một công ty cụ thể hoặc đầu tư vào các quỹ đầu tư mà đầu tư vào nhiều cổ phiếu khác nhau. Đây là những cách đầu tư gián tiếp, trong đó nhà đầu tư không phải trực tiếp sở hữu các tài sản.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-hinh-thuc-dau-tu-fpi-tai-viet-nam.html


Các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam có vốn “khủng” kể từ năm 2020 tới nay

 Ảnh hưởng của Covid-19 đã tác động phần nào tới việc dòng vốn đổ vào các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những dự án có số vốn lên tới hàng tỷ USD ở các ngành chế biến chế tạo, năng lượng, bán buôn và bán lẻ,…

Các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam có vốn “khủng” kể từ năm 2020 tới nay
Các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam có vốn “khủng” kể từ năm 2020 tới nay

Các dự án đầu tư FDI tại Việt Nam năm 2020 với số vốn lớn

Trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kết quả thực hiện FDI của Việt Nam được các nhà nghiên cứu đánh giá là tốt hơn nhiều so với các quốc gia khác. Đặc biệt, Việt Nam đã đón nhận 5 dự án lớn trong năm 2020.

Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu

Đây được đánh giá là dự án đầu tư FDI lớn nhất trong năm. Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore) với vốn đầu tư đăng ký đạt 4 tỷ USD, với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG.

Chỉ riêng dự án cấp mới này, tỉnh Bạc Liêu đã liên tục dẫn đầu cả nước về FDI từ đầu năm và vượt xa TP Hồ Chí Minh. LNG Bạc Liêu cũng là dự án giúp cho Singapore liên tục là nhà đầu tư dẫn đầu về tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, với số tiền lên tới 6,77 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư.

Tại thời điểm đó, Công ty Delta Offshore Energy đã trình các hồ sơ pháp lý theo quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư FDI LNG Bạc Liêu. Các cuộc đàm phán chính thức với EVN về hợp đồng mua bán điện (PPA) thời hạn 25 năm đã chính thức diễn ra vào tháng 10/2020.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-du-an-dau-tu-fdi-tai-viet-nam.html

Các đối tượng phải xin giấy phép an ninh trật tự

Cũng giống như các loại Giấy phép khác, Giấy phép an ninh trật tự sẽ là điều kiện bắt buộc cho một số đối tượng nhất định. Các đối tượng này có thể kể đến như cơ sở sản xuất con dấu, pháo, pháo nổ, cầm đồ.

Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề tự do, kinh doanh có điều kiện thì các ngành nghề sau đây sẽ phải đăng ký Giấy phép an ninh trật tự:

1. Sản xuất con dấu, gồm: Sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

2. Kinh doanh công cụ hỗ trợ, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ và phụ kiện của công cụ hỗ trợ; sửa chữa công cụ hỗ trợ.

3. Kinh doanh các loại pháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các loại pháo hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.

4. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

5. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người.

Hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

6. Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên của xe cơ giới.

7. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hoạt động bảo vệ các đối tượng, mục tiêu thuộc Danh mục Nhà nước quy định do Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ và hoạt động bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

8. Kinh doanh súng bắn sơn, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán súng bắn sơn, đạn sử dụng cho súng bắn sơn và phụ kiện của súng bắn sơn; sửa chữa súng bắn sơn; cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn.

9. Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

10. Kinh doanh casino, gồm: Các loại hình vui chơi có thưởng trong kinh doanh casino.

11. Kinh doanh dịch vụ đặt cược, gồm: Các loại hình dịch vụ đặt cược.

12. Kinh doanh khí, gồm: Các hoạt động kinh doanh khí được quy định tại Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2016 về kinh doanh khí.

13. Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, tái chế, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.

Hoạt động nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

14. Kinh doanh tiền chất thuốc nổ, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy Amoni nitrat hàm lượng cao từ 98,5% trở lên (sau đây viết gọn là tiền chất thuốc nổ).

15. Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, gồm: Các hoạt động có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; sử dụng tiền chất thuốc nổ để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-doi-tuong-phai-xin-giay-phep-an-ninh-trat-tu.html

Các điều kiện cần có để đầu tư tại Nhật Bản

 Nhật Bản là một trong những thị trường nước ngoài quan trọng trong chiến lược phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Đây là thị trường đầu tư hấp dẫn nhưng nổi tiếng là một trong những thị trường khắt khe, nhiều sự cạnh tranh cao. Vậy nhà đầu tư cần đáp ứng những điều kiện cần có để đầu tư tại Nhật Bản? Hãy cùng công ty luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Nhà đầu tư cần được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Nhật Bản

Điều kiện để nhà đầu tư được cấp phép đầu tư ra nước ngoài có thể hiểu là điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 60 Luật Đầu tư 2020. Vì chỉ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cơ quan có thẩm quyền cấp thì nhà đầu tư mới được quyền đầu tư sang Nhật Bản. Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện cần có để đầu tư tại Nhật Bản sau đây:

  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Theo Điều 51 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư 2020, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (Nhật Bản) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
  • Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện cần có để đầu tư tại Nhật Bản, đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
  • Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
  • Có quyết định đầu tư ra nước ngoài (theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư 2020).
  • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-dieu-kien-can-co-de-dau-tu-tai-nhat-ban.html

05 Hình thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Lào

 Tính đến tháng 8 năm 2022, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Lào là quốc gia đứng thứ nhất trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ được các nhà đầu tư Việt Nam lựa chọn. Việc nắm bắt các quy định pháp luật đầu tư Lào mà trong đó có các quy định về 1 số hình thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Lào là vấn đề cần thiết và quan trọng.

05 Hình thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Lào
05 Hình thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Lào

Luật khuyến khích đầu tư Lào 2016 Căn cứ theo quy định tại Luật khuyến khích đầu tư Lào 2016 thì có 05 hình thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Lào, bao gồm:

  • Hoạt động đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước.
  • Liên doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước (thành lập doanh nghiệp tại Lào).
  • Hợp tác kinh doanh theo hợp đồng.
  • Liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân.
  • Quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân (PPP).

 Trong đó, các hình thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Lào:

Hoạt động đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước

Là đầu tư hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước và có thể là một nhà đầu tư hoặc một nhóm các nhà đầu tư trong doanh nghiệp hoặc dự án ở Lào.

Liên doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Là sự đầu tư chung giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài hoạt động kinh doanh, chia sẻ quyền sở hữu và thành lập một pháp nhân mới theo luật pháp của Lào.

Tổ chức, hoạt động, quản lý, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư liên doanh được xác định trong hợp đồng liên doanh và trong Điều lệ hội của pháp nhân được thành lập mới. Các nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh sẽ góp ít nhất 10% tổng vốn.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/05-hinh-thuc-tiep-nhan-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-lao.html

03 cuốn sách về pháp luật đầu tư Việt Nam nên đọc

 Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, việc đầu tư FDI vào đất nước này đang trở thành một xu hướng không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công trong lĩnh vực đầu tư, kiến thức về pháp luật đầu tư là vô cùng quan trọng. Và để giúp bạn có thể tiếp cận với những kiến thức này, chúng tôi giới thiệu đến bạn bộ 03 cuốn sách về pháp luật đầu tư Việt Nam nên đọc. Hãy cùng khám phá và nâng cao kiến thức của mình để đạt được thành công trong lĩnh vực đầu tư này.

Sách “Góc nhìn luật sư – Những quy định cần biết khi đầu tư vào Việt Nam”



Cuốn sách “Góc nhìn Luật sư – Những quy định cần biết khi đầu tư vào Việt Nam” được biên soạn bởi ThS. Luật sư Lê Thị Dung. Luật Sư Lê Dung hiện tại đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời có nền tảng kiến thức đồng bộ chuyên sâu về pháp luật Đầu tư – Doanh nghiệp – Thương mại – Kế toán và Tài chính doanh nghiệp – Thuế – Lao động và tiền lương – Quản trị hành chính văn phòng và kiểm soát nội bộ. Hiện nay, chị đang là Tổng Giám đốc công ty Luật TNHH SigLaw. 

Cuốn sách là sự tổng hợp các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến pháp luật đầu tư bao gồm: Luật đầu tư, Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật thuế…và kèm theo đó là sự phân tích của tác giả giúp bạn đọc nhanh chóng nắm được các khái niệm, kiến thức, quy định pháp luật liên quan đến đầu tư doanh nghiệp.

Nội dung gồm 17 phần được sắp xếp một cách khoa học trình bày toàn diện pháp luật đầu tư từ việc giải thích nhà đầu tư là ai, các loại hình doanh nghiệp được phép đầu tư, các ưu đãi, ngành nghề được phép đầu tư, các thủ tục cần thiết trước và sau đầu tư cũng như trình bày về thuế, kiểm toán, nhượng quyền thương mại, giải thể, lao động nước ngoài, bảo hiểm xã hội, quản lý mối quan hệ nhân sự.

Nội dung cuốn sách được cấu thành bởi 17 phần chi tiết, gồm:

  1. Bối cảnh
  2. Vì sao Việt Nam là điểm đến có sức hút?
  3. Nhà đầu tư nước ngoài là ai?
  4. 5 loại hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  5. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ dành cho nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam
  6. Ngành nghề kinh doanh dành cho nhà đầu tư nước ngoài
  7. Thủ tục ban đầu để đầu tư vào Việt Nam
  8. Nhượng quyền thương mại
  9. Giấy phép kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
  10. Một số thủ tục doanh nghiệp nên thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp
  11. Thủ tục sau khi đầu tư vào Việt Nam
  12. Thuế
  13. Kiểm toán
  14. Quản lý mối quan hệ nhân sự
  15. Giải thể
  16. Lao động nước ngoài
  17. Bảo hiểm xã hội

Sách “Luật Đầu tư (hiện hành) (sửa đổi, bổ sung năm 2022) và nghị định hướng dẫn thi hành”

Đây là cuốn sách tổng hợp tất cả các văn bản quy phạm pháp luật và các nghị định hướng dẫn thi hành liên quan đến Luật Đầu tư hiện hành. Trong đó, văn bản luật được hợp nhất từ hai luật là Luật Đầu tư năm 2020 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, theo đó, đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Đầu tư năm 2020 (những nội dung liên quan đến Luật Đầu tư).

Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc, các nhà đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, từ điều kiện đầu tư kinh doanh, ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, những ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, thủ tục đầu tư, …

Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ đơn thuần là văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy quý bạn đọc sẽ rất khó để nắm bắt được các quy định này cụ thể được hiểu như thế nào.

Pháp luật Việt Nam về đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong thời kỳ đổi mới

Cuốn sách “Pháp luật Việt Nam về đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong thời kỳ đổi mới” được biên soạn bởi T.S Trần Anh Tuấn và T.S Trịnh Hải Yến. Cả hai đều là những chuyên gia về pháp luật đầu tư có nhiều kinh nghiệm. Cuốn sách này là một trong những tài liệu tham khảo quan trọng cho các doanh nghiệp và luật sư trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp luật đầu tư và tranh chấp tại Việt Nam. 

Nội dung cuốn sách được cấu thành bởi 5 chương, gồm:

Chương I: Những vấn đề lý luận về đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;

Chương II: Thực trạng pháp luật quốc tế về đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;

Chương III: Cam kết quốc tế, pháp luật Việt Nam về đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;

Chương IV: Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;

Chương V: Các giải pháp về hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực thực thi pháp luật về đầu tư nước ngoài và phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Việt Nam.

Cuốn sách “Pháp luật Việt Nam về đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong thời kỳ đổi mới” phác họa một bức tranh tổng thể về pháp luật đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Cuốn sách cũng tổng kết quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài sau hơn 30 năm đổi mới. Ngoài ra, cuốn sách còn đề xuất và kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn tới, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút cũng như quản lý đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. 

Tuy nhiên, vì đây là một cuốn sách chuyên khảo, nội dung có thể không dễ dàng tiếp thu được bởi những người không có kiến thức nền tảng về pháp luật. Nó có thể chỉ phù hợp với các chuyên gia, nhà nghiên cứu và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Tuy vậy, với những người quan tâm đến lĩnh vực này, đây là một nguồn tài liệu rất quý giá để hiểu rõ hơn về cơ chế pháp lý của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và quy trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa. Một nhược điểm nữa của cuốn sách cũng nằm ở việc cuốn sách tập trung nhiều trên phương diện lý luận, nhấn mạnh vào việc phân tích và giải thích các quy định pháp luật một cách chặt chẽ và chi tiết. Cho nên, việc áp dụng các kiến thức lý thuyết này vào thực tiễn đầu tư thường gặp nhiều khó khăn do sự phức tạp và đa dạng của các trường hợp trong thực tế có thể phát sinh mà không được đầu sách đề cập tới. Do đó, đòi hỏi người đọc phải có kinh nghiệm và sự thông thạo về pháp luật đầu tư để có thẻ áp dụng hiệu quả các kiến thức từ cuốn sách vào thực tiễn đầu tư.

Nguồn: https://siglaw.com.vn/sach-phap-luat-dau-tu-viet-nam.html

Định cư Úc

Định cư Úc được rất nhiều người quan tâm hiện nay do chế độ phúc lợi xã hội tốt. Mặt khác khi định cư ở Úc thì chính phủ, bộ di trú Úc cũng ...