03 cuốn sách về pháp luật đầu tư Việt Nam nên đọc

 Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, việc đầu tư FDI vào đất nước này đang trở thành một xu hướng không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công trong lĩnh vực đầu tư, kiến thức về pháp luật đầu tư là vô cùng quan trọng. Và để giúp bạn có thể tiếp cận với những kiến thức này, chúng tôi giới thiệu đến bạn bộ 03 cuốn sách về pháp luật đầu tư Việt Nam nên đọc. Hãy cùng khám phá và nâng cao kiến thức của mình để đạt được thành công trong lĩnh vực đầu tư này.

Sách “Góc nhìn luật sư – Những quy định cần biết khi đầu tư vào Việt Nam”



Cuốn sách “Góc nhìn Luật sư – Những quy định cần biết khi đầu tư vào Việt Nam” được biên soạn bởi ThS. Luật sư Lê Thị Dung. Luật Sư Lê Dung hiện tại đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời có nền tảng kiến thức đồng bộ chuyên sâu về pháp luật Đầu tư – Doanh nghiệp – Thương mại – Kế toán và Tài chính doanh nghiệp – Thuế – Lao động và tiền lương – Quản trị hành chính văn phòng và kiểm soát nội bộ. Hiện nay, chị đang là Tổng Giám đốc công ty Luật TNHH SigLaw. 

Cuốn sách là sự tổng hợp các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến pháp luật đầu tư bao gồm: Luật đầu tư, Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật thuế…và kèm theo đó là sự phân tích của tác giả giúp bạn đọc nhanh chóng nắm được các khái niệm, kiến thức, quy định pháp luật liên quan đến đầu tư doanh nghiệp.

Nội dung gồm 17 phần được sắp xếp một cách khoa học trình bày toàn diện pháp luật đầu tư từ việc giải thích nhà đầu tư là ai, các loại hình doanh nghiệp được phép đầu tư, các ưu đãi, ngành nghề được phép đầu tư, các thủ tục cần thiết trước và sau đầu tư cũng như trình bày về thuế, kiểm toán, nhượng quyền thương mại, giải thể, lao động nước ngoài, bảo hiểm xã hội, quản lý mối quan hệ nhân sự.

Nội dung cuốn sách được cấu thành bởi 17 phần chi tiết, gồm:

  1. Bối cảnh
  2. Vì sao Việt Nam là điểm đến có sức hút?
  3. Nhà đầu tư nước ngoài là ai?
  4. 5 loại hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  5. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ dành cho nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam
  6. Ngành nghề kinh doanh dành cho nhà đầu tư nước ngoài
  7. Thủ tục ban đầu để đầu tư vào Việt Nam
  8. Nhượng quyền thương mại
  9. Giấy phép kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
  10. Một số thủ tục doanh nghiệp nên thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp
  11. Thủ tục sau khi đầu tư vào Việt Nam
  12. Thuế
  13. Kiểm toán
  14. Quản lý mối quan hệ nhân sự
  15. Giải thể
  16. Lao động nước ngoài
  17. Bảo hiểm xã hội

Sách “Luật Đầu tư (hiện hành) (sửa đổi, bổ sung năm 2022) và nghị định hướng dẫn thi hành”

Đây là cuốn sách tổng hợp tất cả các văn bản quy phạm pháp luật và các nghị định hướng dẫn thi hành liên quan đến Luật Đầu tư hiện hành. Trong đó, văn bản luật được hợp nhất từ hai luật là Luật Đầu tư năm 2020 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, theo đó, đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Đầu tư năm 2020 (những nội dung liên quan đến Luật Đầu tư).

Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc, các nhà đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, từ điều kiện đầu tư kinh doanh, ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, những ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, thủ tục đầu tư, …

Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ đơn thuần là văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy quý bạn đọc sẽ rất khó để nắm bắt được các quy định này cụ thể được hiểu như thế nào.

Pháp luật Việt Nam về đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong thời kỳ đổi mới

Cuốn sách “Pháp luật Việt Nam về đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong thời kỳ đổi mới” được biên soạn bởi T.S Trần Anh Tuấn và T.S Trịnh Hải Yến. Cả hai đều là những chuyên gia về pháp luật đầu tư có nhiều kinh nghiệm. Cuốn sách này là một trong những tài liệu tham khảo quan trọng cho các doanh nghiệp và luật sư trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp luật đầu tư và tranh chấp tại Việt Nam. 

Nội dung cuốn sách được cấu thành bởi 5 chương, gồm:

Chương I: Những vấn đề lý luận về đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;

Chương II: Thực trạng pháp luật quốc tế về đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;

Chương III: Cam kết quốc tế, pháp luật Việt Nam về đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;

Chương IV: Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;

Chương V: Các giải pháp về hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực thực thi pháp luật về đầu tư nước ngoài và phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Việt Nam.

Cuốn sách “Pháp luật Việt Nam về đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong thời kỳ đổi mới” phác họa một bức tranh tổng thể về pháp luật đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Cuốn sách cũng tổng kết quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài sau hơn 30 năm đổi mới. Ngoài ra, cuốn sách còn đề xuất và kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn tới, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút cũng như quản lý đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. 

Tuy nhiên, vì đây là một cuốn sách chuyên khảo, nội dung có thể không dễ dàng tiếp thu được bởi những người không có kiến thức nền tảng về pháp luật. Nó có thể chỉ phù hợp với các chuyên gia, nhà nghiên cứu và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Tuy vậy, với những người quan tâm đến lĩnh vực này, đây là một nguồn tài liệu rất quý giá để hiểu rõ hơn về cơ chế pháp lý của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và quy trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa. Một nhược điểm nữa của cuốn sách cũng nằm ở việc cuốn sách tập trung nhiều trên phương diện lý luận, nhấn mạnh vào việc phân tích và giải thích các quy định pháp luật một cách chặt chẽ và chi tiết. Cho nên, việc áp dụng các kiến thức lý thuyết này vào thực tiễn đầu tư thường gặp nhiều khó khăn do sự phức tạp và đa dạng của các trường hợp trong thực tế có thể phát sinh mà không được đầu sách đề cập tới. Do đó, đòi hỏi người đọc phải có kinh nghiệm và sự thông thạo về pháp luật đầu tư để có thẻ áp dụng hiệu quả các kiến thức từ cuốn sách vào thực tiễn đầu tư.

Nguồn: https://siglaw.com.vn/sach-phap-luat-dau-tu-viet-nam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...