Tính đến tháng 8 năm 2022, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Lào là quốc gia đứng thứ nhất trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ được các nhà đầu tư Việt Nam lựa chọn. Việc nắm bắt các quy định pháp luật đầu tư Lào mà trong đó có các quy định về 1 số hình thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Lào là vấn đề cần thiết và quan trọng.
Luật khuyến khích đầu tư Lào 2016 Căn cứ theo quy định tại Luật khuyến khích đầu tư Lào 2016 thì có 05 hình thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Lào, bao gồm:
- Hoạt động đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước.
- Liên doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước (thành lập doanh nghiệp tại Lào).
- Hợp tác kinh doanh theo hợp đồng.
- Liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân.
- Quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân (PPP).
Trong đó, các hình thức tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Lào:
Hoạt động đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước
Là đầu tư hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước và có thể là một nhà đầu tư hoặc một nhóm các nhà đầu tư trong doanh nghiệp hoặc dự án ở Lào.
Liên doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Là sự đầu tư chung giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài hoạt động kinh doanh, chia sẻ quyền sở hữu và thành lập một pháp nhân mới theo luật pháp của Lào.
Tổ chức, hoạt động, quản lý, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư liên doanh được xác định trong hợp đồng liên doanh và trong Điều lệ hội của pháp nhân được thành lập mới. Các nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh sẽ góp ít nhất 10% tổng vốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét