Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản

 Nhật Bản được biết đến là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới. Những năm gần đây, chính sách giao thương giữa hai nước có nhiều sự phát triển tích cực trong, tạo cơ hội tốt cho cộng đồng Việt Nam khởi nghiệp tại Nhật và ngược lại. Vì vậy trong bài viết này Siglaw xin chia sẻ chi tiết về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản mời các bạn theo dõi:


Nhật Bản nhiều năm luôn là quốc gia có lượng đầu tư rất lớn vào Việt Nam, góp phần tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế phát triển. Hiện nay, cộng đồng đồng doanh nghiệp Việt tại Nhật có tuổi đời còn khá trẻ. Các lĩnh vực người Việt ở Nhật thường hay khởi nghiệp đó là ẩm thực, nhà hàng, kinh doanh, du lịch, nông nghiệp, và công nghệ thông tin. Theo quy định pháp luật đầu tư của Nhật Bản, cho phép nhiều hình thức đầu tư như góp vốn, thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh… Trong phạm vi bài này sẽ chú trọng về hình thức đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản phố biển nhất là thành lập hiện diện thương mại tại Nhật Bản

Mô hình công ty

Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài thành lập công ty con (pháp nhân Nhật Bản) tại Nhật Bản, doanh nghiệp sẽ lựa chọn pháp nhân dự kiến thành lập theo các loại hình pháp nhân được quy định tại Luật Công ty tại Nhật Bản như: công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. Có thể thành lập các pháp nhân Nhật Bản bằng cách đăng ký theo các thủ tục được pháp luật quy định. Cũng tương tự như pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, Công ty con (pháp nhân Nhật Bản) và doanh nghiệp nước ngoài là hai pháp nhân riêng biệt.

Do đó, doanh nghiệp nước ngoài chỉ phải chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của công ty con (pháp nhân Nhật Bản) với tư cách là chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân cũng có thể thành lập công ty tại Nhật Bản.

Ngoài ra, bên cạnh hình thức thành lập công ty con (pháp nhân Nhật Bản), doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư vào Nhật Bản thông qua các pháp nhân Nhật Bản như thành lập công ty liên doanh với doanh nghiệp Nhật Bản hoặc các công ty đầu tư, hoặc góp vốn vào doanh nghiệp Nhật Bản. Công ty cổ phần và công ty TNHH đều giống nhau về điểm là chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần tài sản đã góp.

Theo Luật doanh nghiệp Nhật Bản, công ty hợp danh và công ty hợp vốn cũng được thừa nhận tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, với hình thức đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với phần vốn góp của mình chứ không phải là chịu trách nhiệm hữu hạn, do vậy, trên thực tế, hầu như không có doanh nghiệp nào lựa chọn hai hình thức này.

Đặc điểm chung về cơ cấu hoạt động

Quy định thủ tục đầu tư tại Nhật Bản cũng có khá nhiều điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam. Theo đó, một số điểm cần lưu ý về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp khi đầu tư sang Nhật Bản như sau:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thường trú tại Nhật Bản.
  • Ngoài những ngành nghề mà công ty mẹ tại Việt Nam đã đăng ký, công ty con có thể kinh doanh những ngành nghề khác mà pháp luật Nhật Bản cho phép.
  • Ở Nhật, công ty có số vốn dưới 500 triệu Yên và tổng nợ dưới 20 tỷ Yên được coi là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty cổ phần có số vốn từ 500 triệu Yên trở lên hoặc tổng số nợ từ 20 tỷ Yên trở lên được coi là Doanh nghiệp lớn.
  • Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-hinh-thuc-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-nhat-ban.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...