Các loại hình công ty theo quy định pháp luật của Malaysia.

 ​​​​Đăng ký một pháp nhân với Ủy ban doanh nghiệp Malaysia (SSM) là yêu cầu đầu tiên để nhà đầu tư nước ngoài được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Malaysia. Để xác định đúng loại hình công ty khi thành lập cũng như thuận lợi trong quá trình vận hành doanh nghiệp sau này, Quý khách hàng cần nắm rõ về các loại hình công ty. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới Quý khách hàng các thông tin về các loại hình công ty theo quy định pháp luật của Malaysia.


Các loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật Malaysia

Malaysia đang có một môi trường kinh doanh sôi động với nhiều loại hình tổ chức kinh tế. Nhìn chung, mô hình kinh doanh ở Malaysia có thể thực hiện theo một trong những hình thức sau đây:

  • Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship)
  • Hợp danh (Partnership)
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Luật Công ty 2016 điều chỉnh hoạt động của tất cả các công ty ở Malaysia. Theo đó, một công ty sẽ phải tiến hành đăng ký với Ủy ban Doanh nghiệp Malaysia (SSM) để được phép thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Có 03 loại hình công ty thực hiện theo quy định của Luật Công ty 2016, bao gồm:

  • Công ty TNHH theo phần vốn góp (Công ty TNHH cổ phần – Company limited by shares) gồm hai loại:
  • Công ty tư nhân (nội bộ) – xác định thông qua từ “Sendirian Berhad” (chữ viết tắt là “Sdn.Bhd”)
  • Công ty đại chúng – xác định thông qua từ “Berhad” (chữ viết tắ là “Bhd”)
  • Công ty TNHH bảo lãnh (Company limited by guarantee)
  • Công ty trách nhiệm vô hạn (Unlimited Company)

Ngoài các loại hình công ty trên, Malaysia còn có 02 loại hình công ty khác được điều chỉnh bởi Luật Công ty 2016 và Luật Công ty TNHH hợp danh 2012, gồm:

  • Công ty nước ngoài (Foreign Companies)
  • Công ty TNHH Hợp danh (Limited Liability Partnership)

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh hoàn toàn thuộc sở hữu của một cá nhân duy nhất và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có công dân Malaysia hoặc người nước ngoài thường trú tại Malaysia đáp ứng đủ điều kiện được thành lập doanh nghiệp tại Malaysia mới có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Theo đó, doanh nghiệp tư nhân có một số ưu điểm nhất định như:

  • Thủ tục thành lập không yêu cầu nhiều tài liệu hồ sơ, dễ dàng và nhanh chóng
  • Không tốn quá nhiều chi phí thành lập và không cần đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Malaysia về kiểm toán.
  • Doanh nghiệp tư nhân dễ dàng chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH (Sdn.Bhd)

Doanh nghiệp hợp danh

Hợp danh hay “quan hệ đối tác” ở Malaysia là một loại hình doanh nghiệp gồm ít nhất 02 thành viên và tối đa là 20 thành viên hợp danh làm chủ sở hữu. Tương tự như doanh nghiệp tư nhân, các thành viên là chủ sở hữu của doanh nghiệp hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với các nghĩa vụ,  khoản nợ của công ty và chỉ có công dân Malaysia hoặc người nước ngoài thường trú tại Malaysia mới được phép thành lập doanh nghiệp hợp danh.

Loại hình doanh nghiệp này phù hợp để thành lập trong các lĩnh vực như pháp lý, kế toán… Cần phải lưu ý rằng, “trách nhiệm vô hạn” phát sinh từ thời điểm “đối tác” (thành viên hợp danh) gia nhập làm thành viên của công ty. Đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty phát sinh trước đó, thì thành viên mới không phải chịu trách nhiệm.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-loai-hinh-cong-ty-theo-quy-dinh-phap-luat-cua-malaysia.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Trung Quốc

Đầu tư  thành lập công ty  tại Trung Quốc có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hồ sơ, quy trình xin cấp phép dự án đầu tư từ Việt Nam sang ...