Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là điều kiện bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này. Vậy để hoạt động cho thuê lao động thì cần những yêu cầu gì? Hồ sơ thủ tục xin giấy phép hoạt động như thế nào? Mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé:
Cho thuê lại lao động là gì?
Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Đặc điểm, nguyên tắc của hoạt động cho thuê lại lao động
Đặc điểm của hoạt động cho thuê lại lao động
- Có 3 bên chủ thể trong quan hệ lao động: người lao động; doanh nghiệp cho thuê lại lao động; người sử dụng lao động thuê người lao động từ doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
- Là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
- Chỉ được áp dụng đối với một số công việc nhất định như: Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký; thư ký/Trợ lý hành chính; lễ tân; hướng dẫn du lịch; hỗ trợ bán hàng; hỗ trợ dự án; lập trình hệ thống máy sản xuất; sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông; vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất…
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong các trường hợp sau đây:
- Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định.
- Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân.
- Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
- Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.
- Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
- Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét