Hòa giải thương mại phương pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả
Với sự phát triển của kinh tế và thương mại, tranh chấp thương mại ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp. Một trong những phương án mà các bên lựa chọn để giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong hoạt động thương mại không thể không kể đến Hòa giải thương mại. Trong bài viết này, Siglaw sẽ cùng bạn tìm hiểu những vấn đề liên quan về Hòa giải thương mại nhé.
Hòa giải thương mại là gì?
Hiện nay, định nghĩa về Hoà giải thương mại được pháp luật quy định tại Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, cụ thể: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.”
Như vậy, giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải thương mại là một phương pháp giải quyết tranh chấp, xóa bỏ xung đột thông qua sự can thiệp của một bên thứ ba không thiên vị, được gọi là hòa giải viên thương mại để tìm cách đạt được thoả thuận.
Quá trình hòa giải thương mại thường bắt đầu bằng việc các bên đề xuất sử dụng hòa giải và chọn một hòa giải viên đáng tin cậy và có kinh nghiệm. Hòa giải viên sẽ tạo điều kiện cho các bên gặp nhau và lắng nghe các lập luận và yêu cầu của mỗi bên. Qua quá trình đàm phán và trao đổi thông tin, hòa giải viên sẽ cố gắng giúp các bên đạt được một thoả thuận đáp ứng lợi ích của cả hai bên.
Ưu điểm khi giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải thương mại
Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải thương mại mang lại nhiều ưu điểm quan trọng, đáng chú ý. Dưới đây Công ty Luật Siglaw phân tích chi tiết về những ưu điểm đó:
- Tính độc lập: thỏa thuận hòa giải độc lập so với các thỏa thuận giải quyết tranh chấp được các bên ghi nhận trong hợp đồng. Bên cạnh đó, thỏa thuận hòa giải không loại trừ các phương thức giải quyết tranh chấp khác tức là các bên sau khi hòa giải, nếu không thành công vẫn có thể thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp khác.
- Tính linh hoạt và tùy chỉnh: Hòa giải thương mại cho phép các bên tự do điều chỉnh quy trình giải quyết tranh chấp theo nhu cầu và mong muốn của họ. Các bên có thể thỏa thuận về thời gian, địa điểm và quy tắc thực hiện hòa giải. Điều này tạo điều kiện linh hoạt để tìm ra giải pháp phù hợp và thỏa thuận một cách tổng thể.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: So với giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án hay Trọng tài thương mại, hòa giải thương mại thường nhanh chóng hơn và tiết kiệm thời gian. Các cuộc họp hòa giải thường diễn ra theo lịch trình linh hoạt, không cần phải chờ đợi lâu như trong quá trình tòa án. Điều này giúp các bên tiết kiệm thời gian, công sức và tài nguyên pháp lý. Bên cạnh đó, chi phí cho phương pháp này cũng tiết kiệm hơn rất nhiều so với hai phương án kia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét