Khái niệm nhà đầu tư cần biết theo Luật Đầu Tư 2020

 Khái niệm nhà đầu tư cần biết theo Luật Đầu Tư 2020

Luật Đầu tư 2020 là một trong những văn bản quan trọng nhất về hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Để đảm bảo sự thành công trong các hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ các khái niệm cơ bản trong Luật Đầu tư 2020.

Một số khái niệm cơ bản nhà đầu tư cần phải nắm bắt theo Luật Đầu tư 2020

Khái niệm nhà đầu tư cần biết theo Luật Đầu Tư 2020
Khái niệm nhà đầu tư cần biết theo Luật Đầu Tư 2020

Đầu tư kinh doanh

Đầu tư không chỉ đơn thuần là may rủi như cách mà nhiều người hiểu nhầm. Không giống như cờ bạc, đầu tư đòi hỏi sự cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng tiềm năng, lợi ích kinh tế và rủi ro của từng dự án. Những nhà đầu tư thành công không đơn giản chỉ “ném tiền qua cửa sổ”, mà họ cần phải có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng đầu tư để đưa ra các quyết định chính xác. Tất nhiên, không ai có thể đưa ra dự đoán chính xác hoàn toàn, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực học hỏi, người đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận từ các kênh đầu tư.

Khái niệm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức (sau đây gọi là các nhà đầu tư) bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận. Trong các lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần nắm vững các kiến thức về pháp luật cũng như kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng để nắm bắt xu thế thị trường, đảm bảo cho quá trình đầu tư được trơn tru, tránh xảy ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư. 

Chấp thuận chủ trương đầu tư

Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Đối với lĩnh vực đầu tư, dựa trên các yếu tố như quy mô dự án, ngành nghề đầu tư, hình thức và phương thức đầu tư, quá trình đầu tư không thể diễn ra một cách tự phát bạ đâu làm đó mà phải cần được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chấp thuận phê duyệt dự án đầu tư. Điều này nhằm đảm bảo các dự án đầu tư được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tránh các rủi ro, mất an toàn và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan. Ngoài ra, sự can thiệp của nhà nước cũng giúp đảm bảo tính minh bạch và công khai trong quá trình đầu tư, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Hiện nay, chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện  thông qua 3 cấp thẩm quyền bao gồm:

– Quốc hội;

– Thủ tướng chính phủ;

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thường phụ thuộc vào các quy định và chính sách của từng quốc gia. Tuy nhiên, nhiều quốc gia thường có các quy định về đầu tư nước ngoài để bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo an ninh quốc phòng và nền sản xuất của dân tộc. Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

Một số ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia hoặc các ngành nghề kinh doanh có thể gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự, lợi ích chung quốc gia, dân tộc như dịch vụ phát thanh, truyền hình, bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu khí,…vv. Đều là các ngành nghề, yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết trước khi được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép cho thực hiện dự án đầu tư kinh doanh. 



Xem thêm:
https://siglaw.com.vn/khai-niem-nha-dau-tu-can-biet-theo-luat-dau-tu-2020.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Định cư Úc

Định cư Úc được rất nhiều người quan tâm hiện nay do chế độ phúc lợi xã hội tốt. Mặt khác khi định cư ở Úc thì chính phủ, bộ di trú Úc cũng ...