Hồ sơ & quy trình thành lập công ty tại Campuchia

Đầu tư thành lập công ty tại Campuchia hay góp vốn pháp nhân để hoạt động kinh doanh tại Campuchia được coi là điểm đầu tư rất hấp dẫn của nhà đầu tư Việt Nam. Vậy những quy định để hoạt động đầu tư tại Campuchia như thế nào? Mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé:

Tại sao nên đầu tư thành lập công ty tại Campuchia?

Mối quan hệ Việt Nam – Campuchia

Quan hệ đối tác chiến lược và đồng minh thân thiết giữa Việt Nam và Campuchia được tăng cường và xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hợp tác đôi bên và lợi ích chung. Hai nước không ngừng tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Trong những năm qua, Việt Nam vẫn luôn là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia và ngược lại.

Ngoài ra, Việt Nam và Campuchia cũng đã cùng nhau hợp tác trong các diễn đàn khu vực và quốc tế, bao gồm Liên hợp quốc, ASEAN và Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Hai quốc gia cũng đã giao kết nhiều thỏa thuận nhằm tạo điều kiện cho đôi bên cùng phát triển như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia 2001, Hiệp Ðịnh Thương Mại Giữa Việt Nam – Campuchia 1998, Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Lào 2016,… Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 83/2021/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia giai đoạn 2021-2022.

Hồ sơ & quy trình thành lập công ty tại Campuchia
Hồ sơ & quy trình thành lập công ty tại Campuchia

Sự thay đổi tích cực trong Luật Đầu tư 2021 của Campuchia đối với nhà đầu tư nước ngoài

Luật Đầu tư mới nhất của Campuchia, được ban hành vào năm 2021, đã đưa ra một số sửa đổi tích cực để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài.

  • Giảm thời gian cấp giấy phép đầu tư: Cụ thể, luật mới đã giảm thời gian cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài từ 30 ngày xuống còn 20 ngày. Luật cũng đưa ra các quy định mới liên quan đến việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và đặt ra mục tiêu tăng cường quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư nước ngoài.
  • Mở rộng chế độ ưu đãi thuế và tài chính: Theo Điều 25 Luật Đầu tư Campuchia 2021, các khoản đầu tư vào các ngành được khuyến khích đủ điều kiện hưởng các ưu đãi về thuế cơ bản và/hoặc thuế hải quan (trừ trường hợp chúng bị đưa vào Danh sách Tiêu cực). Nhà đầu tư có thể yêu cầu các ưu đãi sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký xác nhận tình trạng Dự án đầu tư thành lập công ty ở Campuchia đủ điều kiện (QIP) của khoản đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký QIP được cấp bởi Hội đồng Phát triển Campuchia và Tiểu ban Đầu tư Tỉnh-Thành phố. Các nhà đầu tư đủ điều kiện có hai lựa chọn để yêu cầu các ưu đãi thuế cơ bản, như được nêu trong Điều 26:
  • Phương án 1: Miễn thuế thu nhập từ 3 đến 9 năm, tùy thuộc vào bản chất của khoản đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Campuchia. Sau đó, các nhà đầu tư phải trả 25% tổng số thuế phải trả trong hai năm, 50% trong hai năm tiếp theo và 75% trong hai năm tiếp theo. Nhà đầu tư cũng được miễn thuế trả trước, thuế tối thiểu nếu đã thực hiện kiểm toán độc lập và thuế xuất khẩu, trừ khi có yêu cầu khác.
  • Phương án 2: Khấu trừ chi phí đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Campuchia cơ bản thông qua khấu hao đặc biệt theo quy định hiện hành về thuế. Khấu trừ tới 200 phần trăm chi phí cụ thể phát sinh trong tối đa chín năm, tùy thuộc vào hoạt động đầu tư. Cũng như Phương án 1, nhà đầu tư được miễn thuế trả trước, thuế tối thiểu nếu đã thực hiện kiểm toán độc lập và thuế xuất khẩu, trừ trường hợp có quy định khác.

Các lĩnh vực mới thuộc phạm vi được hưởng ưu đãi đáng chú ý là đổi mới, nghiên cứu và phát triển công nghệ, cơ khí và máy móc, điện và điện tử, kỹ thuật số, năng lượng xanh, công nghệ thích ứng hoặc giảm thiểu biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, y tế.

Hồ sơ và quy trình đầu tư thành lập công ty tại Campuchia

Hiện nay, quy trình đầu tư thành lập công ty tại Campuchia cần trải qua các giai đoạn sau:

Quy trình 1: Nộp hồ sơ xin phép cấp đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Campuchia

Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư thành lập công ty ở Campuchia, nhà đầu tư cần lưu ý đảm bảo chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ gồm: 

  • Văn bản đăng ký đầu tư sang Campuchia;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư; 
  • Quyết định đầu tư sang Campuchia do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp; 
  • Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ/văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần lưu ý nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư để quá trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư dễ dàng hơn;
  • Nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra sang Campuchia theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
  • Văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Để xin được văn bản này nhà đầu tư lưu ý đến cơ quan thuế trên địa bàn sinh sống
  • Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài

Quy trình 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại Campuchia

Đây là bước cuối cùng để nhà đầu tư hoàn thành việc thành lập doanh nghiệp tại Campuchia. Một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm: 

  • Đơn đề nghị thành lập Công ty tại Campuchia; 
  • Đơn xin đăng ký tên Công ty 
  • 04 bản tiếng Khmer và 04 bản tiếng Anh photo CCCD/CMND/Hộ chiếu của Giám đốc Công ty (04 ảnh 4 x 6) có xác nhận Công chứng (04 bản tiếng Khmer và 04 bản tiếng Anh).
  • Chứng nhận ký quỹ tại Ngân hàng; 
  • 04 bản tiếng Khmer và 04 bản tiếng Anh Hợp đồng thuê trụ sở Công ty tại Campuchia
  • 04 bản tiếng Khmer và 04 bản tiếng Anh Điều lệ công ty theo có chữ ký của tất cả các thành viên Công ty.
  • 04 bản tiếng Việt và 04 bản tiếng Anh văn bản xác nhận của Chính quyền địa phương về không phạm tội hình sự.

Loại hình doanh nghiệp khi đầu tư thành lập công ty tại Campuchia

Là một thành viên của WTO, Campuchia cho phép các dự án 100% vốn nước ngoài vào. Nếu các nhà đầu tư Việt Nam muốn đầu tư thành lập công ty ở Campuchia thì nhà Đầu tư Việt Nam có thể lựa chọn một trong những hình thức sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Các hoạt động chi nhánh

Tuy nhiên, Ở Campuchia, các loại hình doanh nghiệp được các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện phổ biến nhất bao gồm:

Công ty TNHH 1 thành viên với vốn đầu tư 100% nước ngoài

Còn được gọi là Wholly Foreign-Owned Limited Liability Company – WFOE: đây là hình thức doanh nghiệp nước ngoài độc lập hoạt động tại Campuchia, với một chủ sở hữu duy nhất. Hình thức này được ưa chuộng bởi sự linh hoạt trong quản lý và kiểm soát vốn đầu tư, ngoài ra, WFOE cũng có quyền lựa chọn nhiều loại hình kinh doanh, không bị giới hạn trong ngành nghề.

Công ty liên doanh

Công ty liên doanh hay Joint Venture Company: đây là hình thức doanh nghiệp nước ngoài tham gia hợp tác đầu tư với đối tác địa phương tại Campuchia. Công ty liên doanh có thể đảm bảo sự hiệu quả và tính cạnh tranh cao nhờ sự kết hợp giữa kinh nghiệm của đối tác nước ngoài và văn hóa kinh doanh của đối tác địa phương.

Chi nhánh

Chi nhánh hay Branch: đây là hình thức doanh nghiệp nước ngoài mở rộng hoạt động tại Campuchia, tuy nhiên, chi nhánh không phải là một đơn vị pháp lý độc lập mà được quản lý bởi công ty mẹ ở nước ngoài.

Đại lý

Đại lý hay Agency: đây là hình thức doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh tại Campuchia thông qua đại lý đại diện. Các đại lý có thể đại diện cho các sản phẩm, dịch vụ của công ty nước ngoài và đưa vào thị trường Campuchia.

Tuy nhiên, trước khi thành lập công ty tại Campuchia, các nhà đầu tư Việt Nam nên tìm tới đội ngũ tư vấn có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn hoạt động đầu tư ra nước ngoài để hiểu kỹ hơn các quy định pháp lý liên quan giúp quá trình hoạt động kinh doanh được suôn sẻ và hợp pháp. 

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài, trong đó có thị trường Campuchia, Siglaw cam kết đem lại trải nghiệm dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, đầy đủ, chi tiết cho khách hàng.

Lưu ý ngành nghề kinh doanh khi thành lập Công ty tại Campuchia

Một số lĩnh vực đầu tư đang hot ở Campuchia

Hiện nay, các nhà đầu tư Việt Nam tập trung đầu tư thành lập công ty tại Campuchia chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và viễn thông. Hiện nay, Campuchia đang phát triển và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như:

  • Nông nghiệp: Chi phí sản xuất trong nông nghiệp ở Campuchia thường thấp hơn so với ở Việt Nam. Việc cân nhắc đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Campuchia vào lĩnh vực nông nghiệp có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm chi phí sản xuất bao gồm giá đất nông nghiệp cho thuê, giá thuê lao động,… Ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp của Campuchia, như lúa gạo, cao su, sắn, điều và các loại trái cây khác, được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào nông nghiệp ở Campuchia có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội xuất khẩu này, mở rộng thị trường và tăng doanh thu.
  • Du lịch: Campuchia là một đất nước có tiềm năng phát triển ngành du lịch với những di sản văn hóa lịch sử như Angkor Wat, Banteay Srei, Preah Vihear và cảnh đẹp thiên nhiên với các hồ, thác nước, rừng núi. Việc đầu tư thành lập công ty ở Campuchia vào lĩnh vực du lịch có thể mang lại cơ hội tiếp cận thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư Việt Nam. 
  • Năng lượng: Ngành năng lượng đang đạt được đà phát triển ở Campuchia, đặc biệt kể từ sau năm 2016. Hơn nữa, với lợi thế về vị trí địa lý, Campuchia có tiềm năng năng lượng mặt trời lớn do bức xạ trung bình cao. Hiện nay, có rất ít trang trại năng lượng mặt trời lớn ở một quốc gia có tiềm năng năng lượng mặt trời cao như Campuchia, do đó, đây là một thị trường lí tưởng cho các nhà đầu tư Việt Nam đặt chân vào.
  • Y tế, sức khỏe: Tăng trưởng kinh tế của Campuchia đã gây ra một vấn đề nhân khẩu học và giảm sút sức khỏe. Là thành viên của WTO, Campuchia cho phép thành lập các bệnh viện hoàn toàn do nước ngoài sở hữu với yêu cầu duy nhất là một trong các giám đốc phải là người Campuchia. Nếu được thực hiện một cách hiệu quả, đầu tư vào thị trường y tế Campuchia có thể mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư Việt Nam.

Tính đến năm 2023, Việt Nam có hơn 200 dự án đầu tư vào thị trường Campuchia. Đây dường như là một xu hướng đầu tư sinh lời cho các nhà đầu tư Việt Nam muốn thử sức ở thị trường quốc tế.

Các ngành nghề bị cấm, hạn chế đầu tư

Theo pháp luật Việt Nam, Luật Đầu tư 2020 có nêu rõ một số ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh bao gồm: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm được nhà nước bảo vệ; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; Kinh doanh pháo nổ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 

Ngoài ra, nhà đầu tư Việt Nam cũng đồng thời không được đầu tư thành lập công ty ở Campuchia kinh doanh một số loại hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mà Luật Quản Lý Ngoại Thương 2017 quy định (hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP). Những loại hàng hóa này phải kể đến: 

– Một số loại vũ khí, tư trang quân sự, sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước chịu sự quản lý của Bộ Quốc phòng;

– Các loại di vật, cổ vật, sản phẩm văn hóa chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

– Một số loại xuất bản phẩm, tem bưu chính chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Một số loại gỗ tự nhiên trong nước chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo pháp luật Campuchia, mặc dù nhà đầu tư nước ngoài được đối xử tương đối công bằng so với các nhà đầu tư trong nước nhưng sau đây có một số số lĩnh vực hạn chế đầu tư đối với đầu tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp tại Campuchia, cụ thể:

  • Quyền sở hữu đất đai (nhà đầu tư Việt Nam có thể thông qua một công ty sở hữu bất động sản để có thể đồng sở hữu với các công ty Campuchia, tuy nhiên, nhà đầu tư Việt Nam không được sở hữu quá 49% phần sở hữu chung đó.
  • Chế biến, sản xuất chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Sản xuất hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu nông nghiệp hoặc thuốc trừ sâu và các hàng hóa khác sử dụng các chất hóa học bị Tổ chức Y tế Thế giới WHO cấm.
  • Xử lý hoặc sản xuất điện năng bằng cách sử dụng chất thải nhập khẩu từ nước ngoài.
  • Kinh doanh khai thác lâm sản bị cấm theo Luật Lâm nghiệp.

Các chi phí cần thiết khi thành lập Công ty tại Campuchia

Nhà đầu tư cần lưu ý các chi phí sau khi thành lập công ty tại Campuchia:

  • Tiền ký qũy
  • Phí đặt tên Công ty: khoảng 100USD và 05 ngày để có thể hoàn thành.
  • Phí tải tài liệu tham khảo về lựa chọn loại hình doanh nghiệp tại trang Web CIB của Ủy ban đầu tư Campuchia: khoảng 5 đến 10 USD
  • Đăng ký con dấu doanh nghiệp: khoảng 15 USD
  • Phí công bố: 42 USD
  • Phí khác

Trên đây là tư vấn của Công ty luật Siglaw về chủ đề thành lập doanh nghiệp tại Campuchia. Nếu còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw qua hotline 0961 366 238 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-campuchia.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Việc  thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam  không chỉ đơn thuần là việc tạo dựng một doanh nghiệp mới mà còn là cam kết và tầm...