Những ngành nghề nào phải xin giấy phép an ninh trật tự?

Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tính chất nhạy cảm thì bắt buộc phải có giấy phép an ninh trật tự nếu muốn đi vào hoạt động. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin về ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải xin giấy phép an ninh trật tự cũng như hồ sơ và thủ tục cần hoàn thiện.

23 ngành nghề cần xin giấy phép an ninh trật tự

Giấy phép an ninh trật tự (ANTT) là văn bản do cơ quan Công an cấp cho các cơ sở kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện nhằm xác nhận rằng các cơ sở này đủ điều kiện về ANTT khi hoạt động.

23 ngành nghề cần xin giấy phép an ninh trật tự
23 ngành nghề cần xin giấy phép an ninh trật tự

Trên thực tế, không phải ngành nghề kinh doanh nào cũng đều phải xin giấy phép con chứng nhận đủ điều kiện ANTT mà chỉ các ngành nghề quy định tại Điều 3 Nghị định 96 năm 2016 của Chính phủ, bao gồm:

  • Kinh doanh dịch vụ cầm đồ: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở cầm đồ để cầm cố tài sản;
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Các hoạt động dịch vụ đòi nợ tiền hay tài sản hợp pháp cho tổ chức hoặc cá nhân theo hợp đồng ủy quyền;
  • Kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage): Các hoạt động sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp, tẩm quất. Ngoại trừ hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở chữa bệnh và giải quyết việc làm cho người khuyết tật;
  • Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ: Hoạt động sử dụng kỹ thuật y học để phẫu thuật (giải phẫu) làm thay đổi hình dáng, đặc điểm nhận dạng của con người;
  • Kinh doanh dịch vụ bảo vệ: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường. Trong đó:

  • Kinh doanh dịch vụ karaoke: Các hoạt động ca hát theo đĩa ghi nhạc và hình hoặc bằng các công nghệ ghi nhạc và hình khác
  • Kinh doanh dịch vụ vũ trường: Hoạt động khiêu vũ tại cơ sở kinh doanh khiêu vũ.

Kinh doanh dịch vụ lưu trú: Bao gồm các loại hình Khách sạn; Biệt thự du lịch; Căn hộ du lịch; Tàu thủy lưu trú du lịch; Nhà nghỉ du lịch; Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; Bãi cắm trại du lịch; Các hình thức cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm)

Kinh doanh dịch vụ in: Chế bản in, in, gia công sau in (trừ cơ sở in lưới, photocopy) để tạo ra các sản phẩm sau đây:

  • Mẫu, biểu mẫu, giấy tờ có tính pháp lý do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ban hành;
  • Hóa đơn tài chính; giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá;
  • Bao bì, tem nhãn sản phẩm hàng hóa là dược phẩm, hóa dược, thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng (trừ cơ sở sản xuất dược phẩm, hóa dược, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng tự in bao bì, tem, nhãn cho sản phẩm của mình);
  • Tem chống giả;
  • Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí;
  • Xuất bản phẩm (trừ sách chữ nổi, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách, minh họa thay sách);

Kinh doanh súng bắn sơn: Sản xuất, lắp ráp, nhập – xuất khẩu, mua, bán súng bắn sơn, đạn sử dụng và phụ kiện cho súng bắn sơn; sửa chữa, cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn

Kinh doanh các loại pháo: Sản xuất, gia công, nhập – xuất khẩu, mua, bán các loại pháo hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo

Sản xuất con dấu, bao gồm:

  • Con dấu có hình Quốc huy nước CHXHCN Việt Nam;
  • Con dấu có hình biểu tượng (con dấu trên bề mặt có hình ảnh tượng trưng của cơ quan, tổ chức được pháp luật công nhận hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên);
  • Con dấu không có hình biểu tượng (con dấu trên bề mặt không có hình Quốc huy hoặc không có hình ảnh tượng trưng như con dấu có hình biểu tượng).

Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên: Sản xuất, lắp ráp, nhập – xuất khẩu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên của xe cơ giới

Kinh doanh casino

Kinh doanh dịch vụ đặt cược

Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài

Kinh doanh khí: Thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các hoạt động trong chuỗi kinh doanh khí nhằm mục đích sinh lời: Sản xuất, chế biến, xuất – nhập khẩu, tồn chứa, nạp, phân phối, tạm nhập tái xuất, cho thuê kho, cảng, giao nhận và vận chuyển

Kinh doanh công cụ hỗ trợ, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập – xuất khẩu, mua, bán công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ và phụ kiện của công cụ hỗ trợ; sửa chữa công cụ hỗ trợ

Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp: Sản xuất, nhập – xuất khẩu, mua, bán, tái chế, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp

Kinh doanh tiền chất thuốc nổ: Sản xuất, nhập – xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy Amoni nitrat hàm lượng cao từ 98,5% trở lên

Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ: Các hoạt động có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; sử dụng tiền chất thuốc nổ để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp

Kinh doanh dịch vụ nổ mìn: Các hoạt động cung ứng dịch vụ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu hợp pháp

Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc

Kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng…

Sản xuất, mua, bán: Quần, áo, mũ quân phục; quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, vận chuyển, sửa chữa: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát điện thoại di động khác

Linh kiện, bộ phận, phụ tùng, trang thiết bị công nghệ chuyên ung chế tạo ra: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát điện thoại di động khác 

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/nhung-nganh-nghe-nao-phai-xin-giay-phep-an-ninh-trat-tu.html

Dịch vụ xin giấy phép mạng xã hội

Trước khi các website khi vào hoạt động dịch vụ mạng xã hội thì đều phải đăng ký giấy phép mạng xã hội theo quy định của pháp luật. Vậy, quy trình thủ tục cấp giấy phép như thế nào, hồ sơ ra sao, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tại sao cần xin cấp giấy phép mạng xã hội?

Giấy phép mạng xã hội (MXH) hay còn gọi là giấy phép con thiết lập MXH là văn bản pháp lý do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho doanh nghiệp, tổ chức sở hữu trang MXH để có thể hoạt động hợp pháp.

Nếu không đăng ký giấy phép MXH hay thực hiện đúng quy định thì sẽ bị xử phạt căn cứ tại Điều 98 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 14/2022/NĐ-CP về các vấn đề liên quan đến việc vi phạm Giấy phép MXH. Cụ thể:

Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các hành vi:

  • Không làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép MXH trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng; sử dụng giấy phép hết hạn
  • Không thông báo đến cơ quan cấp Giấy phép con này khi có sự thay đổi chủ sở hữu, địa chỉ trụ sở chính.

Bị phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng khi không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép thiết lập MXH khi có thay đổi hoặc bổ sung thông tin trong giấy phép.

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi thiết lập MXH nhưng không có giấy phép.

Ngoài ra tổ chức, doanh nghiệp không xin cấp Giấy phép MXH sẽ kèm theo hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thiết lập MXH nhưng không xin giấy phép và buộc thu hồi hoặc buộc trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định trên.

Dịch vụ xin giấy phép mạng xã hội
Dịch vụ xin giấy phép mạng xã hội

Xin giấy phép mạng xã hội cần đáp ứng những điều kiện gì?

Để được cấp Giấy phép MXH, tổ chức, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định, cụ thể như sau:

Đơn vị, cơ sở được cấp phép phải là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Nói cách khác, doanh nghiệp phải có tư cách pháp nhân, được thành lập theo quy trình thủ tục tại Luật Doanh nghiệp 2020; đồng thời, phải thực hiện hoạt động đúng với ngành nghề đã đăng ký kinh doanh cũng như đã công bố trên Cổng thông tin quốc gia.

Tổ chức, nhân sự đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định 27 năm 2018 của Chính phủ. Cụ thể:

  • Có ít nhất 01 nhân sự có quốc tịch Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 06 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm giao nộp hồ sơ.
  • Có bộ phận quản lý nội dung thông tin.
  • Bộ phận quản lý kỹ thuật có tối thiểu 01 người đáp ứng quy định về kỹ năng quản trị trang mạng thông tin điện tử và kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin.

Tổ chức, doanh nghiệp đã đăng ký tên miền, sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, MXH và đáp ứng quy định sau:

  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
  • Trang thông tin điện tử tổng hợp, MXH sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam
  • Trang thông tin điện tử, tổng hợp và MXH của cùng tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng tên miền có dãy ký tự giống nhau (bao gồm cả tên miền thứ cấp)
  • Tên miền phải tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên internet. Tên miền “.vn” phải có thời hạn sử dụng ít nhất là 06 tháng tại thời điểm cấp phép. Đối với tên miền quốc tế phải có xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dich-vu-xin-giay-phep-mang-xa-hoi.html

Dịch vụ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Cá nhân, tổ chức muốn hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần phải xin giấy phép an toàn thực phẩm.

Giấy phép an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép an toàn thực phẩm (ATTP) hay Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP là một loại giấy phép con do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh ATTP, đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. 

Với giấy phép này, các tổ chức, công ty có thể chứng minh được tính minh bạch, uy tín sản phẩm và đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng.

Dịch vụ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm
Dịch vụ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp nào phải có giấy phép an toàn thực phẩm?

Theo Điều 11, 12 Nghị định 15 năm 2018, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

– Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Kinh doanh thức ăn đường phố;

– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý ATTP (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP (BRC), Chứng nhận hệ thống ATTP (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Các cơ sở không thuộc diện phải có giấy phép ATTP nêu trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP tương ứng.

Điều kiện cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Điều kiện để được cấp Giấy phép ATTP được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật ATTP. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định 15 năm 2018 của Chính phủ.

Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn

  • Bố trí bếp ăn bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  • Đảm bảo đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật để phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  • Bố trí dụng cụ thu gom, chứa đựng chất thải, rác thải.
  • Cống rãnh ở khu vực nhà bếp, cửa hàng phải thông thoát, không ứ đọng.
  • Nhà ăn phải thoáng mát, đủ ánh sáng, chế độ vệ sinh được duy trì sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  • Trang bị thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và hàng ngày thu dọn chất thải, rác thải cho sạch sẽ.
  • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm ATTP.
  • Có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

  • Cơ sở đặt tại địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Đảm bảo đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Trang bị đầy đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; đảm bảo đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Thiết lập hệ thống xử lý chất thải và đảm bảo vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm ATTP và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dich-vu-xin-cap-giay-phep-an-toan-thuc-pham.html

Dịch vụ xin cấp giấy phép bán lẻ rượu

 Rượu vang hay tất cả các sản phẩm từ rượu nếu muốn được kinh doanh bán lẻ phải được sự cho phép. Doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề này phải xin cấp giấy phép bán lẻ rượu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cơ sở đi vào hoạt động.

Bán lẻ rượu là hoạt động gì?

Bán lẻ rượu là hoạt động bán rượu nguyên chai tại địa điểm bán hàng cho khách hàng mang về sử dụng. Các doanh nghiệp hoạt động ở ngành này bảo gồm: Cơ sở kinh doanh cửa hàng bán lẻ; cửa hàng tiện ích; siêu thị mini; cửa hàng 24h.

Điều kiện để bán lẻ rượu là gì?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 105 năm 2017, sửa đổi bởi khoản 5 Điều 17 Nghị định 17 năm 2020 quy định về điều kiện bán lẻ rượu như sau:

  • Là công ty, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
  • Có hợp đồng nguyên tắc hoặc văn bản giới thiệu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rượu

Hồ sơ xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu

Dịch vụ xin cấp giấy phép bán lẻ rượu

Theo Điều 23 Nghị định 105 năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 17 Nghị định 17 năm 2020 quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu, Doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo mẫu;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp đồng thuê, mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ;
  • Bản sao giấy tờ giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

Trình tự, thủ tục xin Giấy phép bán lẻ rượu

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện;

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra

Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho cá nhân, doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Bước 3: Nhận kết quả

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dich-vu-xin-cap-giay-phep-ban-le-ruou.html

Thủ tục xin giấy phép cơ sở bán lẻ 2023

Bán lẻ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh doanh. Dựa vào những tiêu chí khác nhau, bán lẻ được chia thành các loại hình khác nhau. Cơ sở muốn hoạt động kinh doanh bán lẻ cần phải có giấy phép cơ sở bán lẻ và hồ sơ, thủ tục cấp loại giấy phép con này.

Bán lẻ và cơ sở bán lẻ là gì?

Theo Nghị định 09 năm 2018, khái niệm bán lẻ được hiểu như sau: “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng”.

Ngoài ra, “Cơ sở bán lẻ” là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ. Đối tượng được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này như sau: “Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ”.

Giấy phép cơ sở bán lẻ
Giấy phép cơ sở bán lẻ

Điều kiện xin cấp giấy phép cơ sở bán lẻ

Đối với cơ sở bán lẻ thứ nhất

Để thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có kế hoạch tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
  • Trong trường hợp cơ sở đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên thì phải đảm bảo không còn nợ thuế quá hạn;
  • Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

Đối với cơ sở ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

Khi lập cơ sở bán lẻ không phải cơ sở bán lẻ thứ nhất, các nhà đầu tư phải tiến hành kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT), trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi.

Điều kiện thành lập đối với cơ sở ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất tùy thuộc vào việc có phải tiến hành kiểm tra nhu cầu kinh tế hay không đối với từng trường hợp khác nhau, cụ thể như sau:

  • Trường hợp không phải kiểm tra nhu cầu kinh tế, điều kiện tương tự như điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.
  • Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế là ngoài các điều kiện giống trường hợp lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Vậy phải đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế tại Nghị định 09 năm 2018, cụ thể:
  • Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;
  • Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;
  • Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;
  • Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới vệ sinh môi trường, mật độ giao thông, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;
  • Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển KT-XH của khu vực thị trường địa lý.

Hồ sơ xin cấp giấy phép cơ sở bán lẻ gồm những gì?

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo mẫu;
  • Bản giải trình với nội dung như tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
  • Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
  • Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanhGiấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có).
  • Bản giải trình các tiêu chí ENT quy định tại Nghị định 09 năm 2018, trong trường hợp phải thực hiện ENT.

Trình tự thủ tục xin giấy phép cơ sở bán lẻ

Trường hợp không phải thực hiện thủ tục ENT đối với cơ sở bán lẻ thứ nhất và cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thì trình tự thủ tục giấy tờ như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cơ sở gửi 02 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử đến Cơ quan cấp Giấy phép.

Bước 2: Kiểm duyệt hồ sơ

  • Cơ quan cấp Giấy phép cơ sở bán lẻ tiến hành kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép cơ sở bán lẻ kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tại Điều 25 Nghị định này để lập văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận giấy phép cơ sở bán lẻ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trường hợp cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp phải thực hiện ENT thì trình tự thủ tục như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Gửi 02 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử đến Cơ quan cấp Giấy phép.

Bước 2: Kiểm duyệt hồ sơ

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép cơ sở bán lẻ kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cơ sở bán lẻ kiểm tra về việc đáp ứng điều kiện quy định
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thành lập Hội đồng ENT, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng ENT.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng ENT đánh giá các tiêu chí ENT quy định để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất.

Bước 3: Nhận giấy phép

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT:
  • Nếu kết luận bằng văn bản đề xuất không cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; 
  • Nếu kết luận bằng văn bản đề xuất cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định.

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào Nghị định 09 năm 2018 để lập văn bản chấp thuận cấp Giấy phép cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/giay-phep-co-so-ban-le.html

Điều kiện để xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Kinh doanh dịch vụ việc làm là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm tại Sở lao động – Thương binh và xã hội để cơ sở có thể đi vào hoạt động.

Kinh doanh dịch vụ việc làm là gì?

Theo Luật việc làm 2013, thuật ngữ “dịch vụ việc làm” được định nghĩa bao gồm các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm; tuyển lao động và cung ứng theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.

Ngoài ra, “Tổ chức dịch vụ việc làm” bao gồm hai loại: trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

Như vậy, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ việc làm là công ty được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.

Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Điều kiện để xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Điều kiện để xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện dưới đây để xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm:

  1. Phải có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê địa điểm ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên;
  2. Đã thực hiện ký quỹ 300 triệu đồng.
  3. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải đáp ứng các điều kiện:

– Là cá nhân quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

– Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;

– Đạt trình độ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm công việc chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm theo mẫu
  2. 01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm đáp ứng điều kiện
  3. Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm theo mẫu
  4. Hồ sơ lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo mẫu
  5. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu người đại diện là cá nhân nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ xác nhận không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài.


 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dieu-kien-de-xin-cap-giay-phep-hoat-dong-dich-vu-viec-lam.html

Điều kiện & hồ sơ thủ tục xin giấy phép con ngành giáo dục

Các trường học và trung tâm giáo dục ngày càng mở rộng tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu cấp giấy phép con ngành giáo dục. Trong bài viết này mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết về điều kiện, hồ sơ & thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục nhé:

Giấy phép con ngành giáo dục là gì?

Giấy phép con ngành giáo dục là một tổ hợp các giấy phép, chứng nhận, quyết định, biên bản khác nhau được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền khi doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động kinh doanh ngành giáo dục.

Hiểu đơn giản, “giấy phép con” là một loại giấy phép phụ mà chỉ khi được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp với có quyền được kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Mỗi ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì các loại giấy phép, chứng nhận, biên bản,… là khác nhau. Ngành giáo dục là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức muốn hoạt động kinh doanh trong ngành giáo dục đều phải xin giấy phép con ngành giáo dục.

Vì sao doanh nghiệp ngành giáo dục cần xin giấy phép con?

Lý do cần xin giấy phép con ngành giáo dục
Lý do cần xin giấy phép con ngành giáo dục

Theo Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 04/2021/NĐ-CP, hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập, giải thể tổ chức thực hiện giáo dục khi chưa có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

Vì vậy, các cá nhân, tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục phải xin cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép con ngành giáo dục theo quy định của pháp luật hiện hành để tránh bị xử phạt và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sau này. Trường hợp giấy phép hết hạn sử dụng thì phải tiến hành gia hạn hoặc cấp mới giấy phép con.

Điều kiện để xin giấy phép con ngành giáo dục

Trước khi xin giấy phép con, cá nhân, tổ chức cần xin quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục của UBND tại nơi đặt trụ sở chính. Sau khi có văn bản quyết định từ UBND, cá nhân, tổ chức cần xin thêm giấy phép tương ứng tại Sở giáo dục và đào tạo nơi đặt trụ sở chính để đi vào hoạt động.

Các loại giấy phép con phổ biến trong ngành giáo dục

Hiện nay, các loại giấy phép con ngành giáo dục phổ biến nhất gồm:

Giấy phép hoạt động dành cho các hình thức giáo dục: mầm non quốc tế, tiểu học quốc tế và liên cấp quốc tế

Các cơ sở khi muốn hoạt động giáo dục mầm non quốc tế, tiểu học quốc tế hay liên cấp quốc tế trước hết phải đáp ứng đủ các điều kiện về:

  • Về vốn đầu tư: ít nhất 30 triệu đồng/ trẻ (không bao gồm chi phí sử dụng đất).
  • Về cơ sở vật chất: Đảm bảo không gian (2,5m2/ người học), có đầy đủ thiết bị, công cụ giảng dạy, có hệ thống văn phòng hành chính và phòng học đầy đủ. Ngoài ra, cơ sở vật chất của trường cần đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy…
  • Về chương trình giảng dạy: Đảm bảo chất lượng và mục đích giảng dạy.
  • Đội ngũ giáo viên: cần đảm bảo về trình độ, số lượng cũng như là kỹ năng giảng dạy.

Sau khi đã đạt điều kiện trên, Cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và liên cấp quốc tế có thể xin được giấy phép hoạt động đối với các cơ sở giáo dục này. Thẩm quyền cấp giấy phép thuộc về Sở giáo dục và đào tạo nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở.

Giấy phép thành lập trung tâm tư vấn du học

Các trung tâm tư vấn du học phải thỏa mãn các điều kiện cần thiết để được cấp Giấy phép con ngành giáo dục như sau:

a/ Điều kiện về hình thức kinh doanh: Các tổ chức được phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
  • Tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

b/ Điều kiện về nhân sự: Trình độ của đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học, cụ thể:

  • Có trình độ đại học trở lên
  • Có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mặt khác, theo quy định pháp luật hiện hành, loại hình dịch vụ tư vấn du học đã được lược bỏ điều kiện về ký quỹ và điều kiện về trình độ của người đứng đầu tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Trên đây là những điều kiện cần thiết để cơ sở tư vấn du học được cấp giấy phép hoạt động giáo dục. Thẩm quyền cấp giấy phép thuộc về Sở Giáo dục và đào tạo nơi Trung tâm đặt trụ sở.

Ảnh: Điều kiện cấp giấy phép con ngành giáo dục.

Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học

Các trung tâm ngoại ngữ, tin học cần đáp ứng 

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/ly-do-can-xin-giay-phep-con-nganh-giao-duc.html

Định cư Úc

Định cư Úc được rất nhiều người quan tâm hiện nay do chế độ phúc lợi xã hội tốt. Mặt khác khi định cư ở Úc thì chính phủ, bộ di trú Úc cũng ...