Các dự án nhiệt điện đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh cả nước. Ở nước ta, phát triển mạnh nhất đang là nhiệt điện than, tuy chỉ chiếm hơn 30% công suất nhưng lại chiếm tới 50% sản lượng điện cung cấp cho cả nước. Ngoài nhiệt điện than, phát triển nhiệt điện khí tự nhiên hóa lỏng ứng dụng vào sản xuất điện đang là một hướng đi được xem xét đến, do tính hiệu quả và thân thiện với môi trường. Trong bài viết này, công ty luật Siglaw chia sẻ về hoạt động đầu tư dự án nhiệt điện – những khó khăn, thuận lợi và thủ tục cần biết.
Những khó khăn gặp phải khi đầu tư dự án nhiệt điện tại Việt Nam
Thứ nhất, Áp lực giá nguyên liệu tăng cao: Dưới áp lực lạm phát, hàng loạt các nguyên liệu đầu vào cơ bản đều bật tăng trở lại sau giai đoạn điều chỉnh do khủng hoảng năng lượng trên thế giới do nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Trong đó, giá than và giá dầu tiếp tục xu hướng tăng mạnh.
Thứ hai, đối với nhóm doanh nghiệp nhiệt điện than đang gặp khó thêm khi các tổ chức quốc tế không còn hỗ trợ vay vốn để phát triển dự án nhiệt điện than do lo ngại ô nhiễm môi trường, đặc biệt các ngân hàng đầu tư lớn tại châu Âu, Nhật Bản… đi đầu trong xu hướng hạn chế cấp vốn tài trợ dự án nhiệt điện than.
Thứ ba khung chính sách cũng như cơ chế quản lý Nhà nước đối với ngành năng lượng còn nhiều điểm chua phù hợp với tình hình mới hiện nay, các thủ tục đầu tư còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Thứ tư, hệ thống cơ sở hạ tầng ngành điện của Việt Nam còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng phát triển.
Thuận lợi khi đầu tư dự án nhiệt điện
Thứ nhất, nhiệt điện khí và nhiệt điện than được đánh giá là hưởng lợi hơn trong bối cảnh thủy điện suy yếu. Do Pha El Nino sẽ gây ra thời tiết nóng hơn với những đợt hạn hán kéo dài hơn dự kiến, thiếu hụt nguồn cung cho thủy điện;
Thứ hai, mặt bằng giá than trong nước ổn định là lợi thế lớn cho các nhà máy nhiệt điện than nội địa trong bối cảnh giá than thế giới tăng cao. Hơn nữa, các nhà máy than miền Bắc thường ghi nhận chi phí vận chuyển thấp hơn với nguồn đầu vào được đảm bảo do vị trí gần mỏ than.
Thứ ba, Việt Nam hiện nay xếp hạng thứ 20 toàn cầu về sử dụng các nhà máy nhiệt điện than. Vào năm 2030, lượng than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện than sẽ gấp 15 lần khiến cho Việt Nam trở thành nước sử dụng than nhiều thứ 8 trên thế giới. Với nhu cầu lớn như vậy, các nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Thứ tư, nhiệt điện khí hiện nay cũng rất được nhà nước quan tâm vì đó là đối tượng chính trọng tâm chuyển dịch năng lượng nhằm cắt giảm khí CO2 và cam kết môi trường của các nước trên thế giới, trong đó khí LNG là lựa chọn nhằm cung cấp điện ổn định với nhiên liệu sạch hơn, phát thải ít hơn so với than đá trước khi chuyển hẳn sang các dạng năng lượng tái tạo hay Hydro trong tương lai. Lượng cung khí LNG trên thế giới đang dồi dào với giá cạnh tranh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các dự án điện khí. Điện khí dễ được các tổ chức tín dụng trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi để thu xếp vốn cho dự án, cũng như được ủng hộ từ các nước/tổ chức sản xuất, cung cấp LNG. Thời gian xây dựng một nhà máy điện khí nhanh hơn so với các nhà máy nhiệt điện than.
Những ưu đãi của Việt Nam đối với dự án FDI đầu tư nhiệt điện
Khi thực hiện dự án nhiệt điện tại các địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư sẽ được hưởng:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
Và các ưu đãi khác theo quy định
Xem thêm; https://siglaw.com.vn/tu-van-dau-tu-du-an-nhiet-dien.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét