Tư vấn đầu tư dự án điện hạt nhân

Nhà máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm một hoặc nhiều tổ máy điện hạt nhân, hệ thống biến áp truyền tải điện lên lưới điện, nơi lưu trữ, lưu chuyển và xử lý chất phóng xạ được đặt tại cùng địa điểm và liên quan trực tiếp đến việc khai thác nhà máy điện hạt nhân đó. 

Việt Nam là một nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với việc phát triển mạnh mẽ các ngành nghề sản xuất trong nước và gia công cho nước ngoài. Năng lượng chi phí cho công cuộc này là vô cùng lớn, đòi hỏi phải sản xuất điện theo hướng sử dụng năng lượng sạch, mà hiện tại Việt Nam chỉ dùng năng lượng truyền thống (thủy điện, nhiệt điện) thì mối nguy không chỉ từ việc cạn kiệt nguồn năng lượng tự nhiên mà còn ở sự ô nhiễm thải ra môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và sinh thái. Việc phát triển điện hạt nhân không những tăng nguồn cung mà còn tạo nguồn điện mới theo hướng chủ động hơn, giảm sự phụ thuộc vào thiên nhiên.

Những thuận lợi khi đầu tư dự án điện hạt nhân tại Việt Nam

Thứ nhất, đầu tư cho điện hạt nhân luôn là hoạt động được Chính phủ Việt Nam chú trọng và lên kế hoạch chi tiết để phát triển vào giai đoạn từ 2030, vì việc phát triển điện hạt nhân sẽ góp phần làm tạo điều kiện giảm phát thải khí ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu; đảm bảo cân đối, đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng cho đất nước trong tương lai; đảm bảo tính kinh tế khi cạnh tranh với các nhiên liệu nhập khẩu.

Thứ hai, Việt Nam có nền địa chất đất ổn định, các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần ít xảy ra, chỉ xảy ra lụt lội theo mùa có thể kiểm soát, địa chất cũng phù hợp để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.

Thứ ba, Việt Nam có sự đầu tư nhất định về nguồn nhân lực khi đầu tư hơn 3000 tỷ đồng cho việc đào tạo nhân lực làm việc trong lĩnh vực này, dự kiến tương lai đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển dự án điện hạt nhân.

Tư vấn đầu tư dự án điện hạt nhân
Tư vấn đầu tư dự án điện hạt nhân

Những khó khăn khi đầu tư dự án điện hạt nhân tại Việt Nam

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng cho phát triển điện hạt nhân của Việt Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu;

Thứ hai, nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện tại phục vụ cho điện hạt nhân còn thiếu, về cả số lượng và chất lượng;

Thứ ba, hệ thống luật pháp quốc gia trong lĩnh vực điện hạt nhân còn chưa hoàn chỉnh. 

Thứ tư, năng lực của các tổ chức nghiên cứu và triển khai, hỗ trợ kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, cũng như các ngành công nghiệp liên quan trong nước còn hạn chế.

Việt Nam có ưu đãi gì đối với hoạt động đầu tư dự án điện hạt nhân?

Khi thực hiện dự án thủy điện tại các địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư sẽ được hưởng:

  1. a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
  2. b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  3. c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
  4. d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

Và các ưu đãi khác theo quy định

Trình tự, thủ tục phát triển dự án điện hạt nhân

Nguyên tắc chung về đầu tư, xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.

  1. Việc đầu tư nhà máy điện hạt nhân phải tuân theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các quy hoạch khác liên quan.
  2. Mọi hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân phải bảo đảm yêu cầu cao nhất về an toàn và an ninh.
  3. Việc đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân phải đạt được hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường, cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư tại địa phương nơi có nhà máy điện hạt nhân.
  4. Nhà máy điện hạt nhân thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, phải được bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
  5. Việc cấp phép cho nhà máy điện hạt nhân do cơ quan nhà nước thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác hay chấm dứt hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Quy định này không loại trừ trách nhiệm chính trong việc bảo đảm an toàn của tổ chức cá nhân được cấp phép.

Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư) dự án nhà máy điện hạt nhân

Chủ đầu tư thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân có các nội dung sau đây:

a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;

b) Dự kiến quy mô đầu tư: số tổ máy, công suất từng tổ máy, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án;

c) Dự kiến về địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, khu vực cấm dân cư, khu vực hạn chế dân cư và nhu cầu sử dụng đất.

d) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nhiên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; đào tạo nguồn nhân lực; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư; ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái; vấn đề bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; phòng, chống cháy nổ; an ninh, quốc phòng; công tác truyền thông chuẩn bị dự án;

đ) Hình thức đầu tư, ước tính sơ bộ tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư;

e) Những kiến nghị đặc biệt với Quốc hội khi xem xét, quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân.

Thẩm định, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân:

  1. a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân;
  2. b) Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng Thẩm

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/tu-van-dau-tu-du-an-dien-hat-nhan.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...