Tư vấn đầu tư dự án điện gió

Với hơn 3000km đường biển, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiều nơi có nguồn gió dồi dào, ổn định, Việt Nam là đất nước có tiềm năng rất lớn để phát triển điện gió – nguồn năng lượng sạch, bền vững. Cùng với lộ trình phát triển điện gió mà chính phủ đã xây dựng, cộng thêm các cơ chế ưu đãi cho Nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư phát triển năng lượng điện gió, Việt Nam sẽ là miền đất hứa cho các Nhà đầu tư. 

Bài viết dưới đây công ty luật Siglaw sẽ tư vấn về hoạt động đầu tư dự án điện gió – những khó khăn, thuận lợi và thủ tục cần biết.

Những khó khăn khi đầu tư dự án điện gió

Thứ nhất, khó khăn về địa hình ở nước ta: Các dự án điện gió ở vùng đất bãi bồi ven biển có địa hình, địa chất tương đối phức tạp và chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt như mưa, bão, sóng to, gió lớn, kết hợp với chế độ thủy triều không ổn định sẽ dẫn đến nhiều thách thức trong quá trình thi công lắp đặt thiết bị;

Thứ hai, khó khăn liên quan đến thị trường tiêu thụ: điện gió là điện năng chỉ được tạo ra khi có gió và công suất phát ra thay đổi theo mức gió. Vùng thuận lợi cho đặt nhà máy cũng thường cách xa vùng tiêu thụ, gây khó khăn rất lớn trong công tác vận hành, ổn định hệ thống; khó khăn về nhập khẩu các thiết bị, thiếu chuyên gia nước ngoài phối hợp kỹ thuật.

Thứ ba, khó khăn liên quan đến giải phóng mặt bằng: Quy trình về bồi thường và giải phóng mặt bằng của các dự án điện gió trên bờ có khá nhiều khó khăn, trong khi với các dự án điện gió ngoài khơi, vấn đề lại ở chỗ thiếu quy định về khoảng cách từ bờ tới vị trí dự án. Thủ tục giao khu vực biển của dự án cũng phức tạp.

Đối với dự án điện gió trên đất liền, chi phí liên quan đến bồi thường đất và làm đường có thể chiếm tới 3% tổng mức đầu tư dự toán. Nhiều chủ đầu tư cho rằng, giá đền bù, hỗ trợ đang được đẩy lên mức rất cao, vượt khả năng chi trả của họ. 

Thứ tư, khó khăn liên quan đến nguồn lao động: Việt Nam thiếu nguồn lao động chất lượng cao, cũng như tình trạng chậm phát triển của những ngành công nghiệp phụ trợ, gây khó khăn cho các nhà đầu tư dự án điện gió khi phải đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện việc chuyển giao công nghệ.

Thứ năm, khó khăn liên quan đến Công tác vận chuyển vật tư thiết bị: Vận tải các vật tư, thiết bị điện gió đến công trường dự án có đặc điểm phần lớn là loại thiết bị siêu trường, siêu trọng. Trong điều kiện đường sá Việt Nam, công đoạn này còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt với các công trình trên Tây Nguyên và các tỉnh miền núi khu vực miền Trung, vận chuyển thiết bị phải vượt đèo, núi, độ dốc lớn và các cung đường hẹp.

Thứ sáu, khó khăn về cơ chế chính sách: Mặc dù Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng gió, nhưng cho đến nay, số các dự án thực hiện còn rất ít do thiếu các chính sách đủ mạnh, đồng bộ, bao gồm từ điều tra, đánh giá tiềm năng đến khai thác và sử dụng.

Tư vấn đầu tư dự án điện gió
Tư vấn đầu tư dự án điện gió

Những lợi thế khi đầu tư phát triển dự án điện gió tại Việt Nam

Thứ nhất, lợi thế về tiềm năng: Việt Nam nằm ở vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thuận lợi, được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển điện gió ngoài khơi. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch, với bờ biển dài và tiềm năng gió dồi dào, điện gió Việt Nam có tiềm năng ước đạt 475GW, trong đó tiềm năng kỹ thuật khoảng 160GW.


 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/tu-van-dau-tu-du-an-dien-gio.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Việc  thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam  không chỉ đơn thuần là việc tạo dựng một doanh nghiệp mới mà còn là cam kết và tầm...