Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú với trên 5.000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau. Hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, nhà nước ta đang quản lý khá chặt chẽ hoạt đông này để vừa đảm bảo khản năng phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện gì và cần thực hiện những thủ tục gì để có thể tiến hành đầu tư khai thác khoáng sản tại Việt Nam, mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây của công ty luật Siglaw.
Tiềm năng khoáng sản tại Việt Nam
Việt Nam có một số loại khoáng sản có quy mô và trữ lượng tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa quan trọng và là nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Cụ thể:
Dầu khí: Đây là loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất nước ta, với vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 và trong đó có hơn một nửa có tiềm năng khai thác dầu khí. Các khu vực tiêu biểu như Trường Sa, Nam Côn Sơn, với trữ lượng khai thác khoảng 20 triệu tấn/năm.
Than đá: trữ lượng than đá tại Việt Nam khoảng hơn 3 tỷ tấn, phân bổ chủ yếu ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Sông Đà.
Cát trắng: Loại khoáng sản này phân bố ở 09 tỉnh ven bờ biển Bắc Bộ và Trung Bộ với tiềm năng rất lớn. Tổng trữ lượng 13 mỏ đã thăm dò là 123 triệu tấn, tài nguyên dự báo khoảng 3 tỷ tấn.
Apatit: đây là loại khoáng sản được sử dụng rộng rãi trong sản xuất phân bón. Mỏ Apatit ở Lào Cai của Việt Nam có trữ lượng lớn nhất cả nước.
Quặng Titan: Phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên, và các tỉnh ven biển từ móng cái đến Vũng Tàu.
Ngoài ra, còn một số loại khoáng sản kim loại khác như quặng đồng, quặng sắt, thuỷ ngân,… Phân bố rải rác.
Những khó khăn khi đầu tư khai thác khoáng sản tại Việt Nam
Một trong những khó khăn khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư khai thác khoáng sản tại Việt Nam là mức thuế tài nguyên tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới.
Thuế tài nguyên được hiểu là loại thuế gián thu, đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, (là tài sản của quốc gia) của các tổ chức, cá nhân khai thác, nhằm khuyến khích việc khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả.
Giải pháp của Việt Nam giúp tháo gỡ những khó khăn cho các nhà đầu tư kinh doanh khoáng sản
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành nghiên cứu sửa đổi Luật Khoáng sản, xây dựng quy hoạch khoáng sản. Điều này sẽ giải quyết phần nào những bất cập, khó khăn cho nhà đầu tư.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông tại Việt Nam cũng đang dần cải thiện, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư khai thác khoáng sản. Vì các mỏ khoáng sản hầu hết là phân bổ ở vùng miền núi, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.
Thủ tục đầu tư khai thác khoáng sản tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư khai thác khoáng sản tại Việt Nam có thể đầu tư theo các hình thức:
- Thành lập tổ chức kinh tế;
- Mua cổ phần, mua phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam;
- Đầu tư theo hình thức liên doanh;
- Đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Bài viết này sẽ chia sẻ về 02 hình thức đầu tư phổ biến: thành lập tổ chức kinh tế và Mua cổ phần/phần vốn góp trong tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/tu-van-cap-phep-khai-thac-khoang-san.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét