Tư vấn đầu tư dự án thủy điện

Tại Việt Nam, các nhà máy thủy điện đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, ngoài việc sản xuất điện năng còn tham gia chống lũ, cấp nước cho hạ du, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy đã có nhiều thay đổi về cơ cấu nguồn điện và đa dạng hóa thành phần cung cấp nguồn điện, nhưng nguồn thủy điện vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp điện cho hệ thống, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong bài viết này, Siglaw tư vấn về đầu tư dự án thủy điện, những khó khăn, thuận lợi và các thủ tục cần biết.

Yếu tố thuận lợi khi đầu tư dự án thủy điện tại Việt Nam

Thứ nhất, nhiệt điện than đang suy yếu do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và thiếu hụt nguồn nguyên liệu, đây là điểm lợi thế cho thủy điện vươn lên dẫn đầu về sản lượng điện;

Thứ hai, về điện mặt trời và điện gió, sản lượng huy động biến động mạnh trong ngày và giữa các ngày trong tháng, đồng thời duy trì ở mức thấp trong các tháng đầu năm. Điện mặt trời cho thấy thời gian phát điện hiệu quả chỉ khoảng 4 – 5 giờ/ngày, điện gió thì cần theo dõi khả năng phát điện theo mùa gió để đánh giá hiệu quả. Do đó, thủy điện vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng là nguồn năng lượng nền tảng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia bởi tính ổn định cao của nguồn năng lượng này.

Thứ ba, thủy điện có lợi thế là nguồn nước dồi dào, nguồn phát điện rẻ nhất đang có ưu thế lớn trên thị trường phát điện cạnh tranh. Bên cạnh đó, điều kiện thủy văn – yếu tố quyết định khả năng trữ nước, phát điện của các nhà máy thủy điện – đang có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào thủy điện.

Thứ tư, nhu cầu điện ngày càng tăng cao, trong khi nhiệt điện than đang suy yếu, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển thủy điện – nguồn năng lượng điện rẻ nhất trong các loại điện;

Tư vấn đầu tư dự án thủy điện
Tư vấn đầu tư dự án thủy điện

Những khó khăn khi đầu tư dự án thủy điện tại Việt Nam

Thứ nhất, khó khăn về địa bàn xây dựng: địa hình xây dựng thủy điện ở Việt Nam thường là vùng đèo núi hiểm trở, gần những vùng sông suối, nơi cung cấp nguyên liệu cho dự án; điều này cũng gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư;

Thứ hai, khó khăn trong hoạt động giải phóng mặt bằng, hoạt động tái định cư;

Thứ ba, khó khăn về cơ sở hạ tầng: đường sá, giao thông tại Việt Nam ở các vùng có tiềm năng phát triển thủy điện thường chưa phát triển, gây khó khăn cho việc triển khai dự án thủy điện;

Thứ tư, khó khăn liên quan đến các thủ tục: các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư thủy điện còn nhiều điểm phức tạp và vướng mắc, gây mất thời gian cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào lĩnh vực này;

Những ưu đãi đối với hoạt động đầu tư dự án thủy điện

Khi thực hiện dự án thủy điện tại các địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư sẽ được hưởng:

a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;

d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

Và các ưu đãi khác theo quy định

Điều kiện đầu tư dự án thủy điện

Đầu tư phát triển dự án thủy điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực. Dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực chỉ được thực hiện khi cơ quan lập quy hoạch phát triển điện lực trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cho phép.

Chủ đầu tư dự án thủy điện có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.

Đơn vị phát điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm cắt, trạm biến áp trong phạm vi quản lý của mình đồng bộ với trang thiết bị công nghệ phát điện để đấu nối với hệ thống điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 Các đường dây, trạm biến áp truyền tải và phân phối điện xây dựng mới phải được thiết kế và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ phù hợp với các quy phạm, tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương đương hoặc cao hơn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam.


 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/tu-van-dau-tu-du-an-thuy-dien.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...