Hoạt động bán lẻ gas tại thị trường Việt Nam đã và đang phát triển mạnh, đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, chủ động tham gia thông qua nhiều hình thức đầu tư như đầu tư gián tiếp, góp vốn tại các công ty bán buôn, bán lẻ gas. Trước định hướng chiến lược về phát triển năng lượng quốc gia và theo xu hướng phát triển của ngành năng lượng thế giới, ngành công nghiệp khí đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quy mô, phát triển bền vững, thu hút mạnh mẽ đầu tư từ FDI.
Bài viết dưới đây của Siglaw sẽ đưa ra những tư vấn kịp thời, hợp lý cho nhà đầu tư muốn kinh doanh gas tại Việt Nam. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Những thuận lợi khi đầu tư kinh doanh gas tại Việt Nam
Thứ nhất, Việt Nam có thị trường tiêu thụ rất lớn, nhu cầu sử dụng năng lượng gas tăng cao, là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh gas tại Việt Nam.
Thứ hai, Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, nỗ lực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, Việt Nam đang tích cực kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm thị trường Việt Nam, tích cực đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực, dự án mà Việt Nam đang có nhu cầu như cơ sở hạ tầng, phát triển năng lượng.
Thứ tư, ngành công nghiệp khí và thị trường khí trong đó có khí gas đã khẳng định là một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc gia, hướng tới phát triển bền vững, tăng trưởng xanh bởi nhiều lợi ích như: góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, đây là ngành nghề đang kêu gọi và thu hút các nguồn đầu tư cả trong và ngoài nước.
Một số khó khăn khi đầu tư kinh doanh gas tại Việt Nam
Thứ nhất, một số các quy định về khí gas còn chưa rõ ràng như điều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của các loại hình thương nhân: thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu gas, thương nhân sản xuất, chế biến gas, và kinh doanh mua bán gas
Thứ 2, quy định về thuê bình gas, nhãn hiệu hàng hoá bình gas đang gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong công tác phòng, Chống các hành vi gian lận, gây mất an toàn cho người tiêu dùng và khiến thị trường khí gas bất ổn hơn.
Thứ ba, quy định về hệ thống phân phối chưa đầy đủ, rõ ràng và cụ thể về các loại hình thương nhân thuộc hệ thống phân phối kinh doanh khí, gây hiểu nhầm và lúng túng cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong quá trình áp dụng.
Giải pháp của Việt Nam giúp thu hút đầu tư kinh doanh gas
Thứ nhất, Việt Nam cần không ngừng đẩy mạnh hoạt động thăm dò để phát hiện các nguồn khí mới, gia tăng trữ lượng. Bên cạnh đó cần đẩy nhanh tiến trình đàm phán thương mại để đưa các mỏ khí vào khai thác.
Thứ hai, Việt Nam đã và đang phát triển cơ sở hạ tầng khí trên phạm vi cả nước và có các kết nối liên vùng, liên khu vực. Đối với hệ thống đường ống kết nối, thu gom, tính toán công suất vận chuyển phải có tính dự báo thích ứng với nguồn cung và hộ tiêu thụ, cũng như có cơ chế thu hồi vốn đầu tư thỏa đáng. Lập quỹ tài trợ/đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (có thể dùng lợi nhuận từ các hoạt động dầu khí khác để tái đầu tư).
Thứ ba, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào hoạt động phân phối, kinh doanh khí, cũng như tuyên truyền phổ biến rộng rãi để các thành phần kinh tế khác quan tâm và mạnh dạn đầu tư. Công khai dự báo cung – cầu khí hàng năm, thông tin quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư. Đặc biệt, cần thiết phải hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách và khung pháp lý quản lý ngành khí, nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan.
Điều kiện để nhà đầu tư kinh doanh gas tại Việt Nam
Thứ nhất, Nhà đầu tư kinh doanh gas Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, và đáp ứng các điều kiện sau:
Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí hoặc có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG.
- Bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn gồm:
– Bồn chứa khí phải được lắp đặt đầy đủ các thiết bị an toàn và đo kiểm theo quy định.
– Bồn chứa phải được lắp đặt van đóng ngắt khẩn cấp.
– Bồn chứa phải đặt ở ngoài trời, bên ngoài nhà, bên ngoài các công trình xây dựng kín. Không đặt bồn chứa trên nóc nhà, ban công, trong tầng hầm và dưới các công trình.
– Các bồn chứa cố định không được đặt chồng lên nhau. Các bồn chứa hình trụ nằm ngang không được đặt thẳng hàng theo trục dọc, hướng về phía nhà ở hoặc các công trình dịch vụ.
– Bồn chứa chìm không được đặt dưới khu vực kho chứa chất lỏng dễ cháy khác
Chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường gồm:
– Chai LPG trước khi lưu thông trên thị trường phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, chứng nhận hợp quy;
– Phải đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và thực hiện kiểm định định kỳ theo quy định;
– Có đầy đủ hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ của nhà sản xuất.
Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/tu-van-dau-tu-kinh-doanh-gas.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét