Hoạt động giáo dục nghề nghiệp đang ngày càng phát triển song hành cùng nhiều trung tâm giáo dục nghề nghiệp mới ra đời. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn hoạt động đào tạo, tuyển sinh tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì phải được cấp giấy phép đăng ký giáo dục nghề nghiệp.
Lý do cần xin giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề
Giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề là loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ quan, tổ chức để chấp thuận hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở dạy nghề bao gồm trung tâm dạy nghề, trường trung cấp và trường đại học.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện hoạt động tuyển sinh mà chưa được cấp giấy phép đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Các mức phạt cụ thể như sau: Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với trường trung cấp; Từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với trường cao đẳng. Và ngoài ra còn áp dụng một số hình phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động,…
Ngoài ra, theo quy định thì cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy phép con đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hay giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề.
Điều kiện thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động dạy nghề
Tùy vào trình độ đào tạo mà các cơ sở dạy nghề sẽ phải đáp ứng các điều kiện để được cấp giấy phép như sau:
Đào tạo trình độ sơ cấp
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp Giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo theo ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo cơ bản. Phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy và học tập phải có diện tích bình quân mỗi phòng học ít nhất là 04 mét vuông;
- Từng ngành nghề đăng ký hoạt động đều có giáo trình, chương trình đào tạo phải được xây dựng, thẩm định và công bố theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH);
- Đội ngũ giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; Đáp ứng giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;
- Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện nêu trên thì phải đáp ứng đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động đào tạo.
xem thêm: https://siglaw.com.vn/dich-vu-xin-giay-phep-dang-ky-hoat-dong-day-nghe.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét