Chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ

Đầu tư ra nước ngoài là một trong những hướng phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn bởi những tiềm năng và lợi ích kinh tế mà nó mang lại. Trong đó, một số dự án cần phải có chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ. Bài viết dưới đây, Siglaw sẽ mang đến cho Quý khách hàng cái nhìn tổng quan về pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng chính phủ

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, trừ những dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, các trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài do Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm: 

  • Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, báo chí, chứng khoán, phát thanh, viễn thông, truyền hình;
  • Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm điểm trên có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
Chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ
Chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng chính phủ

Nhà đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau để xin chấp thuận đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ:

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu như: hình thức, quy mô, mục tiêu, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn; các giai đoạn đầu tư (nếu có), tiến độ thực hiện dự án; phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước;
  • Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có điều kiện (bảo hiểm, ngân hàng, báo chí, chứng khoán, phát thanh, viễn thông, truyền hình, kinh doanh bất động sản) (nếu có).

Quy trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng chính phủ

Để có thể xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của thủ tướng chính phủ thì NĐT cần làm thủ tục theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.

Bước 2: Thẩm định

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định bằng văn bản về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung: 

  • Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
  • Sự phù hợp của dự án với nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
  • Những nội dung cơ bản của dự án: quy mô, hình thức đầu tư, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án, vốn đầu tư, nguồn vốn;
  • Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư.

Bước 3: Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài dựa trên các nội dung sau: 

  • Nhà đầu tư thực hiện dự án;
  • Mục tiêu, địa điểm đầu tư;
  • Vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài;
  • Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Trên đây là những chia sẻ của Siglaw về vấn đề “Chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ”. Để được tư vấn một cách toàn diện, quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật Siglaw tại:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

🆕Dịch vụ thành lập công ty💯Siglaw cung cấp dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp trọn gói toàn quốc
🆕Đăng ký giấy phép kinh doanh🆗Thủ tục để cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh
🆕Dịch vụ làm giấy phép lao động📣Giúp quý khách hàng rút ngắn thời gian nhận giấy phép lao động, tư vấn hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
🆕Dịch vụ xin giấy phép con💯Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn xin giấy phép con các loại.
🆕Dịch vụ làm thẻ tạm trú🆗Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt
🆕Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên📣Đội ngũ luật sư tư vấn trình độ chuyên môn cao đảm bảo đúng pháp luật
🆕Dịch vụ đầu tư ra nước ngoài💯Tư vấn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đầu tư ra nước ngoài nhanh chóng.

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/chap-thuan-chu-truong-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-cua-thu-tuong-chinh-phu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Singapore

Ngân hàng thế giới luôn công nhận Singapore là một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo thống...