Chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc Hội

Đầu tư ra nước ngoài là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong thời gian gần đây. Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, trong một số trường hợp theo luật định việc đầu tư ra nước ngoài sẽ cần chấp thuận đầu tư của Quốc Hội. Bài viết sau đây Siglaw sẽ gửi đến các bạn thông tin, tư vấn pháp lý cơ bản về việc xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc Hội.

Trường hợp cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc Hội

Các dự án cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài từ Quốc Hội thường là các dự án có quy mô lớn hoặc mang tính chất đặc biệt. Khoản 1 Điều 56 Luật đầu tư 2020 có quy định 02 trường hợp cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc Hội như sau:

  • Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc Hội
Chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc Hội

Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc Hội

Để thực hiện xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc Hội, nhà đầu tư cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với các văn bản sau:

Thứ nhất, văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu).

Thứ hai, tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: đối với cá nhân là căn cước công dân, hộ chiếu; đối với tổ chức là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Thứ ba, đề xuất dự án đầu tư (theo mẫu) gồm các nội dung chủ yếu sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án.

Thứ tư, các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Thứ năm, cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép.

Thứ sáu, văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật này hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật đầu tư.

Thứ bảy, đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; báo chí, phát thanh, truyền hình; kinh doanh bất động sản. Nhà đầu tư được yêu cầu nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

Xem thêm: Chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ

Trình tự, thủ tục Quốc Hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Một dự án để được Quốc Hội chấp thuận chủ trương đầu tư trải qua một khoảng thời gian khá dài với nhiều lần thẩm duyệt hồ sơ của các cấp từ Bộ kế hoạch và đầu tư; Thủ tướng Chính phủ; Hội đồng thẩm định Nhà nước; Chính phủ; Quốc hội. Cụ thể quy trình sẽ như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp tới Bộ kế hoạch và đầu tư

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm định nhà nước cần tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ. 

Bước 4: Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội. Quốc Hội có trách nhiệm xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài về các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án; mục tiêu, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài; cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có). 

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/chap-thuan-chu-truong-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-cua-quoc-hoi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Myanmar

Mặc dù Myanmar có nền kinh tế phát triển chậm do nhiều yếu tố, bao gồm các hạn chế về đầu tư nước ngoài và các đối tác thương mại chính khôn...