Mặc dù Myanmar có nền kinh tế phát triển chậm do nhiều yếu tố, bao gồm các hạn chế về đầu tư nước ngoài và các đối tác thương mại chính không ổn định đặc biệt là các biến động về chính trị. Tuy nhiên, Myanmar vẫn đang đánh giá là một thị trường tiềm năng.
Những năm gần đây chính phủ Myanmar đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư thành lập công ty tại Myanmar bằng vốn nước ngoài bao gồm cả việc cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, cải cách quy trình cấp phép đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.
Các hình thức công ty tại Myanmar
Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty tại Myanmar thông qua các loại hình sau đây:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn theo cổ phần có công ty tư nhân và công ty đại chúng
- Công ty trách nhiệm hữu hạn theo bảo lãnh
- Công ty trách nhiệm vô hạn
- Công ty nhỏ
- Công ty nước ngoài
Mỗi loại hình trên sẽ có những đặc điểm, ưu- nhược điểm khác nhau và phù hợp với nhu cầu của từng nhà đầu tư. Đội ngũ chuyên gia của Siglaw với sự am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm phong phú về đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Myanmar sẽ tư vấn và giúp khách hàng lựa chọn loại hình phù hợp với định hướng kinh doanh của quý khách.
Cách thành lập công ty tại Myanmar
Khi đầu tư vào Myanmar, trước tiên nhà đầu tư Việt Nam phải tuân thủ các quy định về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, sau đó đến quy định của pháp luật Myanmar và điều ước quốc tế có liên quan. Do đó về cơ bản để thành lập công ty tại Myanmar, nhà đầu tư sẽ cần thực hiện 02 bước sau đây:
Bước 1: Nhà đầu tư Việt Nam cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Myanmar
Trước khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Myanmar, đối với một số dự án đầu tư đặc thù, có quy mô lớn, trước tiên nhà đầu tư phải xin quyết định chủ trương đầu tư. Sau đó, nhà đầu tư cần đáp ứng điều kiện, yêu cầu về hồ sơ, thủ tục theo Luật đầu tư 2020 để thực hiện xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Khi đã xin được giấy chứng nhận đầu tư sang Myanmar thì nhà đầu tư có thể thực hiện bước tiếp theo là thành lập công ty tại Myanmar.
Bước 2: Nhà đầu tư thực hiện thành lập doanh nghiệp tại Myanmar
Nhà đầu tư Việt đăng ký xin cấp giấy phép tạm thời thành lập công ty ở Myanmar. Sau khi nhà đầu tư Việt được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài. Căn cứ vào các quy định của Myanmar, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Myanmar theo hai hướng như sau:
Nếu thành lập công ty ở Myanmar, luật áp dụng sẽ là Luật Đầu tư nước ngoài của Myanmar. Các công ty nước ngoài sẽ được nhận các chính sách ưu đãi thuế với nhà đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư tối thiểu của hình thức này thường rất lớn và sẽ do MIC quy định tuỳ vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Nếu nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty nhỏ, công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp Myanmar thì sẽ không cần xin giấy phép của MIC.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dưới hình thức Luật Doanh nghiệp Myanmar sẽ không được nhận ưu đãi thuế. Vốn đầu tư tối thiểu là 50.000 USD cho các doanh nghiệp dịch vụ và 150.000 USD cho doanh nghiệp sản xuất.
Theo quy định nhà đầu tư phải chuyển trước 50% vốn tối thiểu khi thành lập và 50% vốn tối thiểu còn lại sau 5 năm. Sau khi nhà đầu tư đã chuyển 50% vốn tối thiểu vào tài khoản đầu tư tại Myanmar, giấy phép kinh doanh chính thức sẽ được cấp khi nhà đầu tư hoàn thành thủ tục trên.
Chuyển vốn đầu tư sang Myanmar
Để có thể thực hiện đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Myanmar, nhà đầu tư cần thực hiện các hoạt động để có thể chuyển vốn đầu tư của mình từ Việt Nam sang Myanmar.
Bước 1: Nhà đầu tư đăng ký tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại một Ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam.
Bước 2: Đăng ký tài khoản đầu tư tại ngân hàng tại Myanmar- lưu ý đây phải là những ngân hàng được cấp giấy phép giao dịch ngoại hối. Đây sẽ là tài khoản để nhận khoản vốn đầu tư được chuyển từ tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
Chi phí đầu tư thành lập công ty tại Myanmar
Lệ phí thành lập doanh nghiệp tại Myanmar có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào loại hình công ty và quy định của chính phủ. Tuy nhiên, dưới đây là một số thông tin tổng quan về lệ phí thành lập công ty ở Myanmar:
Lệ phí đăng ký tên công ty: khoảng 20.000 – 30.000 Kyats (tương đương với khoảng 15 – 23 USD).
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: khoảng 500.000 – 1.000.000 Kyats (tương đương với khoảng 385 – 770 USD).
Lệ phí đăng ký thuế: khoảng 1.500 – 2.000 Kyats (tương đương với khoảng 1 – 1,5 USD) cho mỗi triệu Kyats doanh thu hàng năm.
Ngoài ra, nhà đầu tư sẽ cần các khoản chi phí khác như phí dịch vụ tư vấn luật sư, phí dịch vụ kế toán và các khoản phí khác liên quan đến việc thành lập công ty ở Myanmar. Nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm nên tìm đến Siglaw để được chúng tôi tháo gỡ các vấn đề khó khăn tránh tốn thêm nhiều thời gian và chi phí cho thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Myanmar.
Lưu ý khi thành lập công ty tại Myanmar
Nhà đầu tư cần chú ý lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Myanmar phù hợp và được pháp luật Myanmar cho phép. Bên cạnh đó, một số ngành nghề sẽ phải xin giấy phép để được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành Myanmar. Nhà đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ các điều kiện để xin được giấy phép đối với ngành nghề mà mình lựa chọn.
Nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ các quy định về thuế, pháp luật, môi trường, an toàn lao động và các quy định khác đối với hoạt động kinh doanh của mình tại Myanmar.Tuỳ vào việc địa phương mà nhà đầu tư lựa chọn tại Myanmar, chính quyền tại địa phương sẽ hiểu quy định pháp luật một cách khác nhau. Nhà đầu tư cần lưu ý tìm hiểu trước những điểm khác biệt này và lựa chọn địa điểm đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Myanmar phù hợp.
Myanmar có nhiều vùng còn kém phát triển, sự khác biệt văn hoá cũng như việc ngôn ngữ, việc thuê lao động người Myanmar là vô cùng cần thiết với các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định về lao động tại Myanmar, bao gồm các quy định về tuyển dụng, thời gian làm việc, lương, bảo hiểm và các quyền lợi khác của nhân viên người bản xứ.
Nhà đầu tư cần lưu ý đến việc xin visa Myanmar và các khoản chi phí như thuê khách sạn, văn phòng, đi lại phù hợp… để thuận tiện cho hoạt động đầu tư lâu dài tại đất nước này.
Myanmar là một đất nước với nền chính trị bất ổn và nhiều biến động là ác mộng của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài cần có sự tìm hiểu kỹ càng và chuẩn bị tâm lý với việc đón những cơn sóng biến động chính trị khi đầu tư tại đất nước này có thể đến bất kỳ lúc nào.
Dịch vụ tư vấn đầu tư thành lập công ty tại Myanmar của công ty luật Siglaw
Đội ngũ chuyên gia của Siglaw, bằng hiểu biết và kinh nghiệm của mình tại thị trường Myanmar, sẽ có những tư vấn tối ưu nhất cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư tối đa, quản lý chặt chẽ phạm vi an toàn về trách nhiệm pháp lý doanh nghiệp.
Siglaw đồng thời giúp đỡ khách hàng hiểu nắm được các quy định về sở hữu trí tuệ,môi trường, lao động,… khi đầu tư thành lập công ty tại Myanmar.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-myanmar.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét