Quy định pháp luật đầu tư từ Việt Nam sang Mỹ

Đối với một dự án đầu tư từ Việt Nam sang Mỹ, bên cạnh việc quan tâm đến hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường của dự án thì yếu tố pháp lý cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong bài viết sau đây, Siglaw sẽ gửi đến bạn tổng quan quy định pháp luật đầu tư từ Việt Nam sang Mỹ – quốc gia đứng thứ hai trong danh sách các quốc gia nhà đầu tư Việt Nam lựa chọn đầu tư về số lượng dự án với 208 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký là 569 tỷ USD (Tháng 2/2022).

Căn cứ quy định pháp luật đầu tư từ Việt Nam sang Mỹ

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư được hiểu là hoạt động chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài. Liên quan đến quy định pháp luật đầu tư từ Việt Nam sang Mỹ, một số các văn bản pháp luật sau cần được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, cụ thể:

(i) Biểu cam kết WTO của Việt Nam – Mỹ, hiệp định song phương, đa phương về đầu tư mà Mỹ và Việt Nam đều là thành viên.

(ii) Luật đầu tư 2020 (Chương V. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài).

(iii) Nghị định 31/2021/NĐ-CP (Nghiên cứu nội dung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài).

(iv) Thông tư 12/2016/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Quy định pháp luật đầu tư từ Việt Nam sang Mỹ
Quy định pháp luật đầu tư từ Việt Nam sang Mỹ

Quy định pháp luật đầu tư về nội dung đầu tư từ Việt Nam sang Mỹ

– Chủ thể đầu tư từ Việt Nam sang Mỹ có thể là một trong các chủ thể sau đây: Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Tổ chức tín dụng; Hộ kinh doanh; Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam; Tổ chức khác theo quy định pháp luật Việt Nam thực hiện đầu tư kinh doanh.

– Hình thức đầu tư từ Việt Nam sang Mỹ, bao gồm:

+ Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Mỹ.

+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài: thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.

+ Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó:  thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

+ Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

+ Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư: nộp tài liệu xác định hình thức đầu tư đó theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.

 

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/quy-dinh-phap-luat-dau-tu-tu-viet-nam-sang-my.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Định cư Úc

Định cư Úc được rất nhiều người quan tâm hiện nay do chế độ phúc lợi xã hội tốt. Mặt khác khi định cư ở Úc thì chính phủ, bộ di trú Úc cũng ...