Malaysia luôn coi trọng các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài nhờ sự đóng góp vào tạo việc làm, xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cũng như giúp nước này tham gia vào các mạng lưới sản xuất trong khu vực. Malaysia được xem là một trong những địa điểm thu hút FDI lớn tại khu vực Đông Nam Á do môi trường pháp lý ổn định, cởi mở và có nhiều ưu đãi dành cho nhà đầu tư. Vậy những chính sách ưu đãi đầu tư tại Malaysia là gì? Quý khách hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của công ty luật Siglaw nhé!
Vì sao Malaysia thu hút mạnh mẽ đầu tư từ Việt Nam
Thứ nhất, do khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ cung cấp sự ổn định và bảo mật cho các nhà đầu tư dài hạn vốn mong muốn các khoản đầu tư, nghiên cứu và sản phẩm của họ được bảo vệ. Trong khu vực Đông Nam Á, không phải nền kinh tế nào cũng có thể cung cấp điều đó.
Thứ hai là khả năng tiếp cận tài chính sâu rộng của Malaysia cho phép các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng có được vốn và các khoản vay hoặc được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Các phương thức gây quỹ mới như huy động vốn từ cộng đồng và các nền tảng cho vay ngang hàng đã phát triển đáng kể trong thời kỳ đại dịch cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Malaysia.
Thứ ba, Chính phủ Malaysia cũng cung cấp nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư đến từ Việt Nam. Theo Ngân sách 2022, chính phủ đã phân bổ quỹ đặc biệt 2 tỷ RM để thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào Malaysia và không đánh thuế thu nhập lên đến 15 năm cho các công ty sản xuất và dịch vụ chuyển hoạt động sang Malaysia.
Trong đại dịch COVID-19, MIDA đã thành lập Đơn vị Điều phối và Tăng tốc Dự án (PACU) để triển khai nhanh và hiệu quả các dự án đã được phê duyệt. Cơ quan này cũng cải tiến các biện pháp thúc đẩy và tạo thuận lợi bằng cách ra mắt cổng InvestMalaysia vào tháng 3/2021, cho phép các nhà đầu tư tiềm năng gửi và quản lý đơn đăng ký trực tuyến, bao gồm phê duyệt giấy phép sản xuất, ưu đãi và miễn thuế hải quan.
Điểm hấp dẫn khác là quan hệ đối tác thương mại của Malaysia với các nền kinh tế chủ chốt. Malaysia là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF). Điều này sẽ cho phép các nhà đầu tư Việt Nam thông qua Malaysia để thâm nhập các nền kinh tế khác.
Theo Báo cáo Kinh doanh 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), Malaysia đứng thứ 12 (81,50 điểm) trong số 190 nền kinh tế toàn cầu về sự hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài. Đây là sự cải thiện so với 15 – 24 năm trước. Trong khu vực, chỉ có Singapore xếp trên Malaysia.
Tổng quan về các văn bản pháp lý quy định chính sách ưu đãi đầu tư của Malaysia dành cho Việt Nam
Tại Malaysia, các ưu đãi về thuế, cả trực tiếp và gián tiếp, được quy định trong Đạo luật Xúc tiến Đầu tư 1986, Đạo luật Thuế Thu nhập 1967, Đạo luật Hải quan 1967, Đạo luật Tiêu thụ đặc biệt 1976 và Đạo luật Khu vực Tự do 1990. Những Đạo luật đưa ra các ưu đãi liên quan tới khoản đầu tư vào sản xuất, nông nghiệp, du lịch (bao gồm cả khách sạn) và các lĩnh vực dịch vụ đã được phê duyệt cũng như các hoạt động R&D, đào tạo và bảo vệ môi trường. Riêng Đạo luật Xúc tiến Đầu tư 1986 là luật trong nước nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Malaysia trong các doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp và thương mại khác bằng cách cung cấp một số khoản giảm thuế thu nhập và trợ cấp thuế đầu tư.
Ngoài ra, liên quan đến các ưu đãi về thuế, Malaysia có một hệ thống các hiệp định về thuế toàn diện và đã ký kết 48 hiệp định về thuế. Chính sách về hiệp định thuế của Malaysia nhằm tránh đánh thuế hai lần và khuyến khích nước ngoài trực tiếp đầu tư. Một trong những điểm quan trọng của các hiệp định về thuế là điều khoản “tiết kiệm thuế”. Theo đó, tiền lãi được chia từ lợi tức được miễn thuế theo chế độ khuyến khích thuế của Malaysia sẽ được trả từ lợi tức phải nộp thuế. Làm như vậy là để giúp cho người không thường trú đòi lại khoản tín dụng thuế về số tiền được miễn thuế ở xứ sở của họ.
Tương tự, tiền lãi từ khoản nợ được chấp nhận hay tiền thuê mỏ được chấp nhận, được miễn thuế của Malaysia, được coi là đã nộp thuế ở Malaysia. Những điều khoản tiết kiệm thuế khuyến khích việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Malaysia vì các nhà đầu tư nước ngoài có lãi nhiều hơn trên vốn đầu tư của họ nhờ khoản tín dụng thuế tiềm năng họ có được từ các nhà cầm quyền của chính họ. Vì Malaysia đã ký một số những hiệp định thuế với các nước trong thế giới thứ ba nên các nhà đầu tư Malaysia ở những nước này được hưởng những điều khoản tiết kiệm thuế khi họ chuyển tiền lại về Malaysia. Lợi nhuận này đã trở thành khá kinh điển vì lợi tức được miễn thuế dành cho vốn đầu tư có nguồn gốc nước nghèo mà một công ty thường trú nhận được ở Malaysia.
Những chính sách ưu đãi đầu tư và ngành nghề ưu đãi đầu tư Malaysia dành cho Việt Nam
Tại Malaysia, các nhà đầu tư Việt Nam hiện có thể sở hữu hoặc thành lập doanh nghiệp tại Malaysia với 100% vốn nước ngoài, tùy thuộc vào bản chất của doanh nghiệp, ngoại trừ trong các lĩnh vực mà sự tham gia của người Malaysia là bắt buộc
Malaysia đưa ra nhiều ưu đãi về thuế khác nhau cho các nhà đầu tư đến từ Việt Nam, từ miễn thuế, trợ cấp đến tăng cường khấu trừ thuế. Các ưu đãi về thuế thường dành cho các đối tượng có trụ sở tại quốc gia này.
Thuế tiên phong (PS) là một ưu đãi dưới hình thức miễn thuế, được cấp cho các công ty Việt Nam tham gia vào các hoạt động được quảng bá hoặc sản xuất các sản phẩm được quảng bá, trong thời gian 5 hoặc 10 năm. Ngoài ra, Malaysia còn đưa ra các trợ cấp thuế đầu tư (ITA). ITA là một khoản khuyến khích được cấp dựa trên chi phí vốn phát sinh cho các tòa nhà công nghiệp, nhà máy và máy móc được sử dụng cho mục đích của các hoạt động được xúc tiến hoặc sản xuất các sản phẩm được xúc tiến.
Một số ngành nghề hiện nay Malaysia đang đưa ra nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư đến từ Việt Nam, đó là nông nghiệp, ô tô, công nghệ cao, công nghệ sinh học, kỹ thuật, giáo dục đào tạo, dịch vụ tài chính, khách sạn du lịch, công nghiệp chế tạo,… Xem thêm: Ngành nghề đầu tư hot tại Malaysia
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/nhung-chinh-sach-uu-dai-dau-tu-malaysia-danh-cho-viet-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét