Thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Để được hoạt động văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài Việt Nam thì VPDD đó phải được cấp Giấy chứng nhận hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn khác. Vì vậy khi thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cần lưu ý những điều kiện gì? Hồ sơ thủ tục như thế nào? Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết này:

Văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, là đơn vị phụ thuộc của của Ngân hàng ở đất nước khác, được hình thành theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN thì văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài không được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ chính của văn phòng đại diện là thực hiện các chức năng liên quan đến tuyển dụng nhân sự để quản lý và thúc đẩy quá trình ký kết hợp đồng mua bán với đối tác kinh doanh địa phương, cũng như tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tìm kiếm đối tác.

Một trong những ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là khả năng linh hoạt trong việc gia hạn, chấm dứt hoặc giải thể khi cần thiết. Điều này mang lại sự thuận tiện và tối ưu hóa chi phí, đặc biệt là khi môi trường kinh doanh hay chiến lược công ty thay đổi.

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Đầu tiên, tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác, nếu muốn thành lập VPĐD tại Việt Nam, phải là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở quốc gia của mình. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định về hoạt động ngân hàng của quốc gia đó.

Thứ hai, quy định của pháp luật nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác đặt trụ sở chính cũng cần được tuân theo. Điều này có nghĩa là trước khi được phép thành lập VPĐD tại Việt Nam, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác phải có sự chấp thuận và đáp ứng các yêu cầu của quy định nội địa.

Về nhân sự, điều kiện để thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam đòi hỏi Trưởng văn phòng phải có đủ năng lực và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quy định này nhấn mạnh vào yếu tố chất lượng và uy tín của người đứng đầu văn phòng đại diện, đồng thời đảm bảo rằng họ không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trưởng văn phòng đại diện không được đồng thời giữ chức vụ Tổng Giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để đảm bảo sự độc lập giữa văn phòng đại diện và chi nhánh ngân hàng, ngăn chặn tình trạng xung đột lợi ích và đảm bảo sự minh bạch trong quản lý và hoạt động của họ tại Việt Nam.

Thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Quy trình và hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Ngân hàng nước ngoài lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 13, Điều 18 Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi văn phòng đại diện dự kiến đặt trụ sở.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 02c Thông tư này.
  • Bản sao Giấy phép hoạt động/văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia trụ sở chính ngân hàng đó hoạt động.
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi trụ sở chính ngân hàng nước ngoài hoạt động cung cấp thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật của ngân hàng nước ngoài.
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi trụ sở chính ngân hàng nước ngoài hoạt động cho phép ngân hàng nước ngoài đó thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam;
  • Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động của ngân hàng nước ngoài cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và định hướng phát triển của ngân hàng nước ngoài đó tại Việt Nam.
  • Báo cáo tài chính năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đã được kiểm toán của ngân hàng nước ngoài đó.
  • Các văn bản tài liệu pháp lý, chứng nhận năng lực của Trưởng văn phòng đại diện
  • Văn bản chứng minh quyền sử dụng hoặc sẽ có quyền sử dụng hợp pháp trụ sở của văn phòng đại diện

Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi ngân hàng nước ngoài xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi ngân hàng nước ngoài yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản trả lời ngân hàng nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.”

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-van-phong-dai-dien-cua-ngan-hang-nuoc-ngoai-tai-viet-nam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...