Có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài hiện đang thắc mắc rằng liệu trưởng văn phòng đại diện nước ngoài có được làm giám đốc công ty ở Việt Nam hay không? Sau đây mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây:
Phân biệt Trưởng văn phòng đại diện và Giám đốc công ty
Trưởng văn phòng đại diện | Giám đốc công ty |
– Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chính là một bộ phận phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ ở nước ngoài. Văn phòng này được thiết lập dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm tìm hiểu thị trường và thúc đẩy hoạt động thương mại tại Việt Nam trong phạm vi cho phép; – Người đứng đầu văn phòng đại diện, hay còn gọi là Trưởng Văn phòng đại diện, là người do doanh nghiệp nước ngoài bổ nhiệm; – Trưởng Văn phòng đại diện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước công ty mẹ về mọi hoạt động của bản thân và của Văn phòng trong phạm vi được doanh nghiệp mẹ uỷ quyền. | – Vị trí Giám đốc được xem là vị trí lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về những quyền hạn và nghĩa vụ mà mình thực thi; – Theo quy định, mỗi công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật. Người này có thể giữ một trong những chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. |
Quyền hạn và nghĩa vụ của Trưởng văn phòng đại diện | Quyền hạn và nghĩa vụ của Giám đốc công ty |
– Trưởng Văn phòng đại diện chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp nước ngoài về mọi hoạt động của bản thân và của Văn phòng trong phạm vi được ủy quyền; – Trưởng Văn phòng đại diện tự chịu trách nhiệm về những hành động vượt quá phạm vi ủy quyền; – Khi xuất cảnh, Trưởng Văn phòng đại diện phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thay mình điều hành Văn phòng, với sự đồng ý của doanh nghiệp nước ngoài; – Nếu hết thời hạn ủy quyền mà Trưởng Văn phòng chưa quay lại làm việc, người được ủy quyền có quyền tiếp tục điều hành Văn phòng cho đến khi có sự thay đổi nhân sự mới. | – Giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc cũng chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư của công ty; – Ngoài ra, Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ khác về nhân sự, tài chính, điều hành nội bộ công ty được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty và Hợp đồng lao động. |
Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài có được làm giám đốc công ty không?
Theo Khoản 6 Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, Trưởng văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam không được đảm nhiệm các chức danh sau:
- Người đứng đầu chi nhánh của cùng doanh nghiệp nước ngoài đó hoặc chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài khác;
- Người đại diện theo pháp luật của chính doanh nghiệp nước ngoài đó hoặc của doanh nghiệp nước ngoài khác;
- Người đại diện theo pháp luật của bất kỳ tổ chức kinh tế nào được thành lập tại Việt Nam.
Như vậy, Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài chỉ được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty nếu vị trí Giám đốc công ty không đồng thời nắm giữ bất kỳ chức danh nào nêu trên theo Khoản 6 Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/truong-van-phong-dai-dien-nuoc-ngoai-co-duoc-lam-giam-doc-cong-ty-khong.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét