Các loại giấy phép cần có đối với công ty có vốn Đài Loan

Việt Nam có nền kinh tế ổn định, lực lượng lao động đông đảo và cơ cấu dân số vàng, tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Từ 20 năm trước, Việt Nam đã thu hút nhiều doanh nhân Đài Loan trong các ngành truyền thống như dệt may, đóng giày, nội thất… đến đầu tư. Tỷ lệ doanh nhân Đài Loan đầu tư vào ngành dịch vụ của Việt Nam cũng tăng trong những năm gần đây, với các ngành nghề đầu tư tại Việt Nam ngày càng đa dạng hơn.

Cho dù là ngành sản xuất truyền thống hay nhà máy chế biến chế tạo lớn và ngành điện tử, các công ty Đài Loan một mặt tận dụng ưu thế tài nguyên thiên nhiên và nhân công của Việt Nam, mặt khác du nhập công nghệ tiên tiến và đưa sản xuất công nghiệp hiện đại vào Việt Nam để đạt được lợi ích chung cho cả hai bên. Vậy để công ty có vốn Đài Loan thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cần có những loại giấy phép nào? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Giấy phép cần có đối với công ty có vốn Đài Loan

Các loại giấy phép cần có đối với công ty có vốn Đài Loan
Các loại giấy phép cần có đối với công ty có vốn Đài Loan

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (còn gọi là giấy chứng nhận đầu tư hay giấy phép đầu tư) là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện thực hiện các dự án đầu tư, rót vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

Hiện nay, có 2 trường hợp cần xin giấy chứng nhận đầu tư là Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Đầu tư Việt Nam. Việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là bắt buộc đối với hoạt động kinh doanh có yếu tố vốn nước ngoài. Là điều kiện cần thiết để nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty vốn nước ngoài hoặc thực hiện một dự án đầu tư tại Việt Nam một cách hợp pháp, đảm bảo Nhà nước có thể quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chính là thời hạn hoạt động của dự án đầu tư, được xem xét và quyết định dựa trên các yếu tố mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của dự án đó. Theo đó thời hạn tối đa của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:

+ Không quá 70 năm đối với dự án đầu tư trong khu kinh tế.

+ Không quá 50 năm đối với dự án đầu tư ngoài khu kinh tế.

+ Không quá 70 năm đối với dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-loai-giay-phep-can-co-doi-voi-cong-ty-co-von-dai-loan.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...