Đầu tư công là gì? Vai trò, đặc điểm của dự án đầu tư công

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và đầu tư công trung hạn 2021-2025, diễn ra trong bối cảnh trong nước và thế giới chịu tác động lớn của đại dịch COVID-19. Hơn bao giờ hết, vai trò đầu tư công ngày càng quan trọng trong duy trì và phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội nhằm khôi phục và hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vậy Vốn đầu tư công là gì? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài dưới dưới đây

Đầu tư công là gì?

Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước, thực hiện đầu tư vào các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Bao gồm cả các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội với mục đích trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Hoạt động đầu tư công bao gồm các hoạt động sau: Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; Lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; Nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; Theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.

Vốn đầu tư công là nguồn vốn của Nhà nước và do Nhà nước quản lý. Theo đó, vốn đầu tư công có thể là một trong các loại vốn sau: Vốn ngân sách nhà nước; Vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Đầu tư công là gì? Vai trò, đặc điểm của dự án đầu tư công
Đầu tư công là gì? Vai trò, đặc điểm của dự án đầu tư công

Đặc điểm của đầu tư công

Thứ nhất, đầu tư công là đầu tư của Nhà nước, của Chính phủ. Chủ thể đầu tư là cơ quan Nhà nước, cơ quan thuộc chính phủ từ trung ương đến địa phương

Thứ hai, đầu tư công là hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn do nhà nước quản lý. Các cơ quan Nhà nước, của Chính phủ sẽ sử dụng nguồn vốn này hoặc Nhà nước giao cho các chủ thể khác trong nền kinh tế sử dụng nguồn vốn đầu tư công

Thứ ba, đầu tư công là đầu tư vào lĩnh vực phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công và vì mục đích công nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư công có thể thu hút, huy động và sử dụng mọi nguồn lực của nền kinh tế, cả nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài, cả nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn khu vực tư nhân để tiến hành hoạt động. Đồng thời đầu tư công có thể được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau của nền kinh tế cả cơ quan các cấp của Nhà nước, Chính phủ, cả chủ thể doanh nghiệp khu vực tư nhân và chủ thể kinh tế khác… Với hình thức đầu tư này có thể huy động rộng rãi các nguồn lực để tiến hành hoạt động đầu tư, giảm sức ép cho nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn Ngân sách, phù hợp với xu hướng xã hội hóa đầu tư công, thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư theo hình thức đầu tư.

Các đối tượng đầu tư công hiện nay. Hiện nay có 06 đối tượng đầu tư công, đó là:

(1) Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.

(2) Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội

(3) Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội

(4) Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư

(5) Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch

(6) Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ 

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dau-tu-cong-la-gi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...