Việc ghi nhận việc góp vốn thông qua Giấy chứng nhận góp vốn sẽ mang lại giá trị pháp lý và có thể được sử dụng trong các vụ kiện tụng hoặc trong các giao dịch liên quan đến góp vốn. Trong bài viết này Siglaw xin chia sẻ chi tiết đến bạn lưu ý về nội dung của mẫu giấy chứng nhận góp vốn:
Giấy chứng nhận góp vốn là gì?
Giấy chứng nhận góp vốn là văn bản xác nhận rằng các thành viên hoặc cổ đông đã thực hiện việc góp vốn vào công ty theo cam kết ban đầu và tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ của công ty. Văn bản này sẽ ghi nhận các chi tiết quan trọng về góp vốn, bao gồm số lượng cổ phần hoặc phần góp vốn, giá trị của góp vốn, thời hạn góp vốn, và loại tài sản hoặc giá trị mà mỗi thành viên hoặc cổ đông đã đóng góp.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có một quy định cụ thể về Giấy chứng nhận góp vốn, tuy nhiên, trong quá trình doanh nghiệp thành lập và hoạt động, doanh nghiệp cần có một tài liệu pháp lý cho biết số lượng cổ phần hoặc phần góp vốn mà người đó sở hữu trong tổ chức.
Những nội dung cần có trong Giấy chứng nhận vốn góp khách hàng cần lưu ý
Đối với công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên, Giấy chứng nhận góp vốn được ghi nhận dưới tên Giấy chứng nhận phần vốn góp, bao gồm những nội dung như sau:
- Tên, mã số doanh nghiệp/MST, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Vốn điều lệ của công ty;
- Thông tin thành viên góp vốn:
- Thành viên là cá nhân gồm Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý
- Thành viên là tổ chức gồm tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
- Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
- Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Đối với công ty cổ phần, pháp luật không có quy định nào liên quan đến giấy chứng nhận góp vốn của công ty cổ phần, tuy nhiên, các cổ đông góp vốn vào công ty cổ phần sẽ phải được lưu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
“Điều 122. Sổ đăng ký cổ đông
- Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty.
- Sổ đăng ký cổ đông phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
- d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
- Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc các tổ chức khác có chức năng lưu giữ sổ đăng ký cổ đông. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông công ty trong sổ đăng ký cổ đông.
- Trường hợp cổ đông thay đổi địa chỉ liên lạc thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông do không được thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc của cổ đông.
- Công ty phải cập nhật kịp thời thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/mau-giay-chung-nhan-gop-von.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét