Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch

Trong thời gian vừa qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước tiến triển đáng kể và gặt hái được nhiều thành tựu đáng mừng. Tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế đạt mức 15% mỗi năm, khách nội địa tăng trung bình hơn 10% mỗi năm. Cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành cũng không ngừng được nâng cấp. Các loại hình sản phẩm và dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng phong phú. Chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp dần được cải thiện. Các doanh nghiệp du lịch phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, xây dựng được một số thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế. Một số khu và điểm du lịch trọng điểm đã dần hình thành.

Các nguyên tắc phát triển du lịch tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4 Luật Du lịch năm 2017, việc phát triển du lịch Việt Nam cần tuân thủ các nguyên tắc:

Thứ nhất, phát triển du lịch bền vững, có chiến lược, quy hoạch và kế hoạch rõ ràng, xác định trọng tâm và trọng điểm.

Thứ hai, phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên; khai thác thế mạnh từng địa phương và liên kết vùng.

Thứ ba, bảo đảm chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội; mở rộng quan hệ quốc tế, quảng bá đất nước và con người Việt Nam.

Thứ tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, cộng đồng, quyền lợi của khách du lịch, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh du lịch.

Thứ năm, phát triển đồng thời du lịch nội địa và quốc tế; đối xử bình đẳng với khách du lịch.

Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch
Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch

Các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam

Thứ nhất, nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Thứ hai, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

Thứ ba, nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:

  • Lập quy hoạch về du lịch;
  • Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch;
  • Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;
  • Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch.

Thứ tư, nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sau:

  • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
  • Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;
  • Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;
  • Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;
  • Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;
  • Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch;
  • Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác.

Thứ năm, nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế GTGT, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch (Điều 5 Luật Du lịch năm 2017).


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/chinh-sach-khuyen-khich-dau-tu-vao-linh-vuc-du-lich.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Việc  thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam  không chỉ đơn thuần là việc tạo dựng một doanh nghiệp mới mà còn là cam kết và tầm...