Mô hình nhượng quyền thương mại

Đặc điểm của mô hình nhượng quyền thương mại là gì? Mô hình nhượng quyền thương mại có những ưu điểm như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Mô hình nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng một sản phẩm hoặc một quy trình hoạt động là một đối tượng sở hữu công nghiệp và đang được bảo hộ. Nhượng quyền thương mại liên quan đến chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.

Mô hình nhượng quyền thương mại
Mô hình nhượng quyền thương mại

Đặc điểm của mô hình nhượng quyền thương mại

Trong quan hệ nhượng quyền thương mại

Tính chất độc lập của các bên nhượng quyền và nhận quyền được thể hiện rõ nét. Mặc dù, có sự hỗ trợ và kiểm soát qua lại giữa các bên, nhưng tư cách pháp lý và trách nhiệm tài chính của các bên luôn độc lập với nhau.

Có sự thống nhất, đồng bộ về mặt hình thức

Được biểu hiện trong cách thức tiến hành hoạt động thương mại trong cả hệ thống nhượng quyền. Đây là đặc điểm không thể thiếu ở quan hệ nhượng quyền thương mại.

Hoạt động nhượng quyền thương mại là sự kết hợp của nhiều hoạt động thương mại khác

Thông thường, những hoạt động thương mại có thể thực hiện độc lập các hoạt động như chuyển giao quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, đại lý… Tuy nhiên trong mô hình nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại được coi là “tổ hợp” các hợp đồng, vì nó thể hiện tính chất của các loại hợp đồng bao gồm chuyển giao quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ và đại lý… Đây chính là điểm đặc biệt của hoạt động nhượng quyền thương mại so với các loại hợp đồng thương mại cùng loại khác.

Chủ thể trong mô hình nhượng quyền thương mại

Do nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại đặc thù, vì vậy, hầu hết các nước đều quy định chủ thể của quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân, tồn tại hợp pháp, có thẩm quyền kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại phù hợp với đối tượng được nhượng quyền. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài. Cụ thể như sau:

  • Đối với bên nhượng quyền: Trong đó, bên nhượng quyền thương mại bắt buộc phải là thương nhân có hệ thống và cơ sở kinh doanh trên thị trường. Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Đối với trường hợp thương nhân là bên nhượng quyền nước ngoài hoặc bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất là 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
  • Đối với bên nhận quyền: Theo pháp luật Việt Nam hiện nay không buộc bên nhận quyền là thương nhân do đó Bên nhận quyền có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân; nếu là thương nhân cũng không cần thiết phải đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng nhượng quyền thương mại. Quy định này tạo hành lang pháp lý rộng mở cho hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay.

Đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại

Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại. Nội dung của nhượng quyền thương mại tùy thuộc vào từng loại hình nhượng quyền thương mại và sự thỏa thuận giữa các bên. Nó có thể bao gồm quyền sử dụng các tài sản trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, bí mật kinh doanh…. và quyền kinh doanh theo mô hình, phương thức quản lý, đào tạo, tiếp thị sản phẩm của bên nhượng quyền.


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/mo-hinh-nhuong-quyen-thuong-mai.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Myanmar

Mặc dù Myanmar có nền kinh tế phát triển chậm do nhiều yếu tố, bao gồm các hạn chế về đầu tư nước ngoài và các đối tác thương mại chính khôn...