Thành lập công ty FDI tại Đắk Lắk

Là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài, Đắk Lắk đang có nhiều đổi mới trong hướng tiếp cận các nhà đầu tư, các nguồn vốn đầu tư FDI thông qua các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Bài viết dưới đây Siglaw chia sẻ về hoạt động đầu tư thành lập Công ty FDI tại Đắk Lắk có vốn đầu tư nước ngoài, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Tiềm năng, lợi thế khi thành lập công ty FDI tại Đắk Lắk

Thứ nhất, tỉnh Đắk Lắk có sản lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp, nhiều loại nông sản như cà phê, ca cao, tiêu, bắp lai… sản lượng đứng đầu cả nước, phù hợp cho phát triển dự án thành lập công ty FDI tại Đắk Lắk về nông nghiệp sạch công nghệ cao.

Thứ hai, Đắk Lắk có tiềm năng trong việc khai thác năng lượng gió trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn, thách thức khi thành lập công ty FDI tại Đắk Lắk

Thứ nhất, do vị trí địa lý của tỉnh Đắk Lắk nằm xa cảng biển, xa nơi tiêu thụ sản phẩm nên dẫn đến chi phí vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu tăng cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của tỉnh so với các vùng có vị trí địa lý thuận lợi hơn;

Thứ hai, cơ sở hạ tầng của Đắk Lắk còn nhiều hạn chế; Hầu hết các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được xây dựng hạ tầng đồng bộ và đảm bảo các điều kiện về giao thông, cấp nước, xử lý nước thải, rác thải, phòng cháy chữa cháy, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư thành lập công ty FDI tại Đắk Lắk.

Thứ ba, nguồn nhân lực của tỉnh chất lượng còn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, các nhà đầu tư;

Một khó khăn nữa làm hạn chế việc thu hút vốn FDI của Đắk Lắk là chưa có những mặt bằng sạch có quy mô lớn để đón các dự án có nhu cầu sản xuất ngay. Hạn chế, vướng mắc trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn đất lớn, khiến việc triển khai đầu tư xây dựng bị chậm trễ.

Những giải pháp giúp thu hút đầu tư FDI tại Đắk Lắk

Thứ nhất, Đắk Lắk cần thu hút đầu tư có chọn lọc, hạn chế các dự án đầu tư sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên làm ảnh hưởng đến môi trường. Ưu tiên đầu tư cho các dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao, ứng dụng công nghệ cao.

Thứ hai, Đắk Lắk cần đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án nhà máy chế biến nông sản để tận dụng hết những tiềm năng, lợi thế về nông sản hiện có.

Thứ ba, tỉnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá về môi trường đầu tư, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư mạnh về tài chính và có công nghệ mới với hàm lượng chất xám cao, thân thiện với môi trường.

Thứ tư, Đắk Lắk cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nhanh chóng chuẩn hóa, nâng cao mặt bằng chung về chất lượng nguồn nhân lực trên tất cả các lĩnh vực. Đầu tư xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn như nông nghiệp công nghệ cao…

Thứ năm, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh giúp thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Những ngành, nghề thu hút đầu tư thành lập công ty FDI tại Đắk Lắk

Đứng đầu là lĩnh vực đầu tư điện gió có 6 dự án với vốn đầu tư 430,598 triệu USD (chiếm 72,34% tổng vốn đầu tư đăng ký).

Thứ hai là Lĩnh vực nông nghiệp sản xuất với ngành nghề chủ yếu như: Sản xuất, chế biến cà phê; sản xuất, chế biến thức ăn nông sản và các sản phẩm nông nghiệp… với 6 dự án với tổng số vốn đăng ký là 116,984 triệu USD (chiếm 19,65% tổng vốn đầu tư đăng ký)

Thứ ba là ngành nghề dịch vụ, sản xuất với ngành nghề chủ yếu như: Kinh doanh siêu thị, rạp chiếu phim, dịch vụ buôn bán… có 8 dự án với tổng số vốn đăng ký là 43,125 triệu USD (chiếm 7,25% tổng vốn đầu tư đăng ký);

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực môi trường có 1 dự án với vốn đầu tư là 4,4 triệu USD (chiếm 0,74% tổng vốn đầu tư đăng ký). Lĩnh vực giáo dục có 1 dự án với vốn đầu tư 0,1 triệu USD (chiếm 0,02% tổng vốn đầu tư đăng ký).

Những quốc gia đầu tư thành lập công ty FDI tại Đắk Lắk tính đến năm 2023

Hiện đã có 8 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư thành lập công ty FDI tại Đắk Lắk.

Đứng đầu là Singapore với tổng vốn đăng ký 60 triệu USD (chiếm 38,08% tổng vốn đầu tư). 

Đứng thứ hai là Hà Lan với 41,52 triệu USD (chiếm 13,2% tổng vốn đầu tư), 

Sau đó lần lượt là Thái Lan (20,6 triệu USD, chiếm 13,07%), BritishVirginIslands (15 triệu USD, chiếm 9,52%), Hàn Quốc (9,2 triệu USD, chiếm 5,84%), Nhật Bản (6 triệu USD, chiếm 3,81%).

Thủ tục thành lập Công ty vốn FDI tại Đắk Lắk (đối với dự án không cần chấp thuận chủ trương đầu tư)

Thủ tục thành lập Công ty vốn FDI tại Đắk Lắk
Thủ tục thành lập Công ty vốn FDI tại Đắk Lắk

Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Phòng kinh tế đối ngoại – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đắk Lắk hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Nhà đầu tư lập 01 bộ hồ sơ gồm các văn bản quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư tại Đắk Lắk (Mẫu văn bản này được quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BKHĐT);
  • Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư tại Đắk Lắk:

+ Đối với Nhà đầu tư tại Đắk Lắk là cá nhân: Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; 

+ Đối với Nhà đầu tư tại Đắk Lắk là tổ chức: Quyết định thành lập/đăng ký kinh doanh/các giấy tờ tương đương;

  • Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư tại Đắk Lắk: Một trong các loại sau:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất; 

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; 

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; 

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-fdi-tai-dak-lak.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Việc  thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam  không chỉ đơn thuần là việc tạo dựng một doanh nghiệp mới mà còn là cam kết và tầm...