Nằm tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương hiện là tỉnh đứng thứ hai cả nước (chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh) về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây là con số cực kỳ ấn tượng đánh dấu sự phát triển vượt bậc và không ngừng của Bình Dương. Với 4.092 dự án được cấp phép còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 39,73 tỷ USD, chiếm 9% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. Bài viết dưới đây Siglaw sẽ chia sẻ về việc thành lập Công ty FDI tại Bình Dương (có vốn đầu tư nước ngoài). Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Tại sao nên đầu tư thành lập công ty FDI tại Bình Dương
Bình Dương là tỉnh đã có 30 năm kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Trong quá trình thực hiện, tỉnh thành này đã có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này. Cụ thể:
Thứ nhất, Bình Dương có hệ thống hạ tầng bài bản. Từ Thành phố Hồ Chí Minh về Bình Dương, hạ tầng giao thông cực kỳ thuận lợi: Quốc lộ 13 ở Bình Dương rộng hơn và đang tiếp tục được nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển. Song song đó đó là đường Mỹ Phước Tân Vạn (không có trạm thu phí) chuyên sử dụng cho xe container trở thành “con đường tơ lụa” của Bình Dương. Bên cạnh đó là các đường tạo lực kết nối khu công nghiệp, khu đô thị dịch vụ và các trung tâm logistics được mở ngày càng nhiều, các phương tiện vận chuyển lưu thông nhanh, thuận tiện cho công tác vận chuyển hàng hoá, tiết giảm rất nhiều chi phí vận tải.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng tại các Khu công nghiệp được xây dựng đầy đủ và đáp ứng các điều kiện đầu tư trong nước cũng như quốc tế. Có thể thấy đó là “đất sạch” luôn sẵn sàng để cho doanh nghiệp lớn trên thế giới đến xây dựng nhà máy sản xuất và kinh doanh.
Thứ ba, chính quyền tỉnh Bình Dương luôn thúc đẩy quá trình cải cách hành chính làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nước ngoài thực hiện thủ tục pháp lý để đầu tư kinh doanh. Quá trình chuyển đổi số nhanh cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn khi đầu tư thành lập công ty FDI tại Bình Dương.
Thứ tư, những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh Bình Dương luôn chủ động và trực tiếp hiện diện ở các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư nước ngoài. Lời cam kết luôn đồng hành và tạo thuận lợi nhất của lãnh đạo tỉnh đã trở thành niềm tin cho doanh nghiệp FDI.
Thứ năm, Bình Dương ưu tiên dành quỹ đất phát triển khu công nghiệp, đầu tư hạ tầng giao thông nội tỉnh, liên vùng. Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức các hoạt động tiếp xúc các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người lao động
Những lĩnh vực đầu tư thành lập công ty FDI tại Bình Dương nhiều nhất
Đứng đầu là lĩnh vực bất động sản với 2 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần với số vốn đầu tư lên đến 324,1 triệu USD, chiếm 89,9% tổng vốn đầu tư đăng ký;
Thứ hai là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 20,7 triệu USD, chiếm 5,7%;
Thứ ba là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với tổng vốn đầu tư đăng ký 10 triệu USD, chiếm 2,7%.
Sau đó là các ngành nghề bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ và sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa.
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập công ty tại Bình Dương ở các khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư đạt 1,86 tỷ USD, chiếm 71% tổng vốn đầu tư đăng ký từ đầu năm, bao gồm: 44 dự án đầu tư đăng ký mới, 02 lượt điều chỉnh tăng vốn và 40 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần.
Các quốc gia đầu tư thành lập công ty FDI tại Bình Dương nhiều nhất
Đứng đầu trong các quốc gia đầu tư vào Bình Dương là Đài Loan (Trung Quốc) đứng đầu với 865 dự án, tổng số vốn đăng ký hơn 6,278 tỷ USD;
Vị trí thứ hai là Nhật Bản với 341 dự án, tổng vốn đăng ký 5,89 tỷ USD;
Thứ ba là Singapore với 278 dự án, tổng vốn đăng ký 5,41 tỷ USD.
Sau đó lần lượt là Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc,…
Định hướng và giải pháp của tỉnh Bình Dương để thu hút vốn FDI
Thứ nhất, tỉnh Bình Dương tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều suy thoái;
Thứ hai, tỉnh tăng cường rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo và mâu thuẫn của các quy định pháp luật.
Chính quyền Bình Dương tăng cường cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực: Đầu tư, xây dựng, lao động… đảm bảo các thủ tục hành chính thông thoáng, đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện cho các nhà đầu tư và doanh; hướng đến chuyển đổi số; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.
Về hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư thành lập công ty tại Bình Dương thì chính quyền ở đây cũng đã chủ động xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình đối thoại, hội nghị, hội thảo với các hiệp hội đầu tư, hiệp hội ngành hàng, các nhà đầu tư, chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài nước; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất của doanh nghiệp; Hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động
Về cơ sở hạ tầng, Bình Dương đang tập trung đầu tư hạ tầng đồng bộ như đường Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc TP.HCM- Thủ Dầu Một – Chơn Thành, nâng cấp mở rộng quốc lộ 13, xây dựng tuyến đường sắt Bàu Bàng – Thị Vải – Cái Mép, để kết nối với các tuyến đường trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nối liền các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất với hệ thống các cảng biển để lưu thông hàng hóa.
Thủ tục thành lập Công ty FDI tại Bình Dương (dự án không thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư)
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương/Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
Nhà đầu tư nộp một bộ hồ sơ tới Phòng kinh tế đối ngoại – Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương/Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương. Hồ sơ gồm có: (Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020)
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư (Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Quyết định thành lập/đăng ký kinh doanh đối với nhà đầu tư là tổ chức);
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (Một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính);
- Đề xuất dự án đầu tư (Nêu các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư/hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện,…tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường,…)
- Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư (trong trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất)
- Nội dung giải trình về công nghệ (trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ)
- Hợp đồng BCC (đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC)
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có)
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương/Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư. Trường hợp từ chối phải lập văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-fdi-tai-binh-duong.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét