Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc là 3 quốc gia rót nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhất vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2023. Các ngành nghề có vốn đầu tư từ Singapore vào Việt Nam có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp, tới chế biến nông-lâm-thuỷ sản; nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là lĩnh vực dịch vụ. Vậy để công ty có vốn Singapore thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cần có những loại giấy phép nào? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
1 Số loại giấy phép cần có đối với công ty có vốn Singapore
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Giấy phép đầu tư có 2 loại: Đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam có tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Loại còn lại là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài: cấp cho hoạt động đầu tư tại nước ngoài.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Đây là loại giấy tờ mang ý nghĩa cho phép nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức có thể rót vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Nói một cách dễ hiểu, việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là bắt buộc đối với hoạt động kinh doanh có yếu tố vốn nước ngoài, để đảm bảo Nhà nước có thể quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Công ty vốn Singapore là công ty có nguồn vốn đến từ cá nhân, tổ chức Singapore, đây thuộc hoạt động kinh doanh có yếu tố vốn nước ngoài do đó Công ty có vốn Singapore cần thực hiện xin Giấy phép đầu tư để được thực hiện các bước tiếp theo để hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Hiện nay, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận những thông tin sau:
⁃ Tên dự án đầu tư.
⁃ Nhà đầu tư.
⁃ Mã số dự án đầu tư.
⁃ Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
⁃ Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
⁃ Vốn đầu tư của dự án đầu tư, (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
⁃ Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
⁃ Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
⁃ Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
⁃ Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
⁃ Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng, (nếu có).
⁃ Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, (nếu có).
Địa điểm, thời gian giải quyết đối với thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Công ty có vốn Singapore nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ; Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho công ty có vốn Singapore.
Giấy phép thành lập doanh nghiệp
Để tiến hành thành lập doanh nghiệp, kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật đối với công ty có vốn Singapore thì một trong những loại giấy phép không thể thiếu đó là giấy phép thành lập công ty hay còn được gọi là giấy phép kinh doanh.
Vậy giấy phép thành lập doanh nghiệp là gì? Đó chính là giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước cấp cho cá nhân, tổ chức Singapore để tiến hành thành lập công ty có vốn Singapore. Nó minh chứng cho việc công ty có vốn Singapore thành lập doanh nghiệp/công ty tại Việt Nam và được Nhà nước Việt Nam bảo hộ.
Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức là công ty có vốn Singapore đã xác lập là một tổ chức kinh doanh. Lúc đó công ty có vốn Singapore được Nhà nước bảo hộ về các quyền của Doanh nghiệp như: quyền sở hữu tên doanh nghiệp, tên thương mại; Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động… Tương tự với quyền lợi mà Công ty có vốn Singapore được Nhà nước Việt Nam bảo vệ thì luôn đi kèm với các nghĩa vụ. Khi được xác lập là tổ chức kinh doanh, Công ty có vốn Singapore phải thực hiện các nghĩa vụ mà Nhà nước Việt Nam yêu cầu. Ví dụ như: Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó; Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;…
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/cac-loai-giay-phep-can-co-doi-voi-cong-ty-co-von-singapore.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét