5 Lưu ý quan trọng khi nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam 2024

Các khối doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra nước ngoài trong những năm gần đây, khi hạn mức phát triển kinh tế trong nước đã bị bão hòa, nguồn nhân lực lao động đang ở độ tuổi già hóa, thiếu hụt nhân lực và các cơ hội đầu tư trong nước. Việt Nam là một trong những quốc gia có điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài, và Nhật Bản cũng không ngoại lệ.

Tính đến tháng 7 năm 2023. Nhật Bản đã đầu tư đến 5.143 dự án đầu tư tại Việt Nam tổng vốn đầu tư đăng ký đạt xấp xỉ 70,96 tỷ đô la Mỹ, chiếm 15.7% thị phần đầu tư FDI và đứng thứ 3 toàn quốc trong bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư vào Việt Nam.

Với nguồn vốn và sức đầu tư lớn như vậy, Nhật Bản đã coi Việt Nam là điểm đầu tư chiến lược, và xu hướng ngày càng tăng cho thấy Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng, phối hợp trao đổi trong các lĩnh vực hoạt động như công nghệ thông tin, công nghiệp chế tạo, ngành năng lượng, dệt may… cho thấy Việt Nam đang từng bước tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, thể hiện ở chỗ đã chinh phục được nhóm nhà đầu tư khó tính như Nhật Bản.

Các nhà đầu tư Nhật Bản khi tìm hiểu đầu tư vào thị trường Việt Nam họ đã rất cẩn trọng, chặt chẽ và có những yêu cầu rất cao về chất lượng. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng cần thiết mà Siglaw chia sẻ mang tính chất tham khảo và hỗ trợ trực tiếp cho nhu cầu đầu tư ban đầu của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam.

5 Vấn đề cần lưu ý khi đầu tư tại Việt Nam đối với nhà đầu tư Nhật Bản

5 Lưu ý quan trọng khi nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam 2023
5 Lưu ý quan trọng khi nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam 2023

Nhà đầu tư Nhật Bản cần xác định lĩnh vực đầu tư ở Việt Nam

Điều này là vô cùng quan trọng, việc xác định đúng lĩnh vực đầu tư sẽ giúp xác định nhóm đầu tư đó có nằm trong danh mục kinh doanh có điều kiện hay không bị hạn chế, để đảm bảo cho việc tuân thủ hoạt động kinh doanh được hiệu quả nhất của doanh nghiệp.

Xem thêm: Thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam

Nhà đầu tư Nhật cần xác định tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án tại Việt Nam

Những dự án khác nhau sẽ có những yêu cầu về vốn khác nhau. Nhà đầu tư cần đảm bảo được tổng mức vốn mình muốn đầu tư là bao nhiêu, để cân đối cho tổng dự án đầu tư theo lĩnh vực. Có những lĩnh vực đầu tư có điều kiện về vốn pháp định, ký quỹ hay có những lĩnh vực không có yêu cầu rào cản về mức vốn cần thiết, điều này được xác định theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng có những nhà đầu tư ngay từ đầu đã xác định sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng nguồn vốn vay, hoặc vốn huy động… cho dự án của mình.

NĐT Nhật Bản cần xác định địa bàn thực hiện dự án tại Việt Nam

Việc xác định địa bàn thực hiện dự án rất quan trọng, nó liên quan đến quy định và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đó, và đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh cụ thể. Có những địa bàn thu hút đầu tư trong lĩnh vực này nhưng lại không mở cửa, hoặc không cho phép đầu tư ở một số lĩnh vực khác. Hoặc liên quan đến chính sách ưu đãi đầu tư, điều này cũng hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố bản địa. Hiện nay, Nhật Bản đang có tổng mức đầu tư vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa là đứng đầu toàn quốc, chiếm gần 20% tổng mức vốn đầu tư.

Nhà đầu tư Nhật cần lưu ý đến yếu tố nguồn lao động khu vực

Không có quy định pháp luật nào nêu đến những yếu tố trên, tuy nhiên thực tiễn cho thấy, việc thực hiện triển khai một dự án đầu tư nếu cần sử dụng nguồn nhân lực lớn như dự án về khu công nghiệp, sản xuất, chế biến… sẽ cần nguồn lực lượng lao động chân tay lớn với mức chi phí lương hợp lý, sẽ là nền tảng đảm bảo cho việc thực hiện dự án đầu tư khả thi hơn, hiệu quả hơn.

Nhà đầu tư Nhật cần lưu ý đến các chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam

Nhiều lĩnh vực đầu tư, nhiều địa bàn thu hút đầu tư và thậm chí các chính sách sử dụng người lao động của doanh nghiệp cũng sẽ được cân nhắc tạo điều kiện trong việc ưu đãi thuế khi thực hiện dự án. Việc tìm hiểu và chuẩn bị đủ các kiến thức và quy định pháp luật, chính sách đầu tư của Việt Nam sẽ giúp nhà đầu tư Nhật Bản có cái nhìn tổng quan, nắm được quy luật chính sách và hiểu biết thị trường, giúp thuận lợi hơn trong quá trình triển khai hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh hiệu quả nhất.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/luu-y-khi-nha-dau-tu-nhat-ban-dau-tu-tai-viet-nam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Singapore

Ngân hàng thế giới luôn công nhận Singapore là một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo thống...