NĐT NN kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường biển

 

Với xu thế hội nhập kinh doanh thương mại quốc tế thì ngành vận tải hàng hoá giữa các quốc gia cũng ngày càng phát triển. Các nhà kinh doanh sẽ thường lựa chọn hình thức vận tải hàng hóa qua đường biển với những ưu điểm như vận tải khối lượng hàng hoá lớn, rút ngắn được nhiều thời gian. Chính vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất chú trọng đầu tư vào ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển ở Việt Nam hiện nay. Bài viết này mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu thủ tục để NĐT NN kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển:

Mục lục

Điều kiện NĐT NN kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam với nhiều cảng biển phát triển. Chính vì vậy, Việt Nam có lợi thế rất lớn để phát triển kinh doanh vận tải bằng đường biển. Vận tải biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển.

Vận tải đường biển hay vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển. Tùy vào tuyến đường, loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu. Do đó điều kiện để NĐT NN kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển gồm:

NĐT NN kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường biển
NĐT NN kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường biển

Căn cứ pháp lý nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển

  • Biểu cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) của Việt Nam;
  • Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (ASEAN Framework Agreement on Services – AFAS);
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement – VJEPA);
  • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (Vietnam-Korea Free Trade Agreement – VKFTA);
  • Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (European-Vietnam Free Trade Agreement – EVFTA);
  • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP);
  • Nghị định số 160/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển;
  • Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics;
  • Nghị định số 147/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.

Quy định tại các Hiệp định về kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển

  1. Thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam
  • Được phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn pháp định. Thuyền viên nước ngoài được làm việc trên các tàu biển treo cờ Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số không vượt quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
  • Đối với EVFTA: Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 70% vốn pháp định của liên doanh.
  • Đối với AFAS: Vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212) được phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 70% vốn pháp định của liên doanh.
  1. Các hình thức hiện diện thương mại khác để cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế: Các công ty vận tải biển nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia

Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển

  1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển;
  2. Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và tài liệu xác nhận  cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  3. Tài liệu đề xuất dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển gồm các nội dung chi tiết;
  4. Bản sao tài liệu về các vấn đề tài chính của nhà đầu tư nước ngoài;
  5. Tài liệu về nhu cầu sử dụng đất, thỏa thuận thuê địa điểm hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nếu dự án đầu tư trong các khu đó.

Thời gian: Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì thời hạn trả hồ sơ là 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển;

Điều lệ của công ty có ghi mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển;

Danh sách thành viên công ty/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;

Bản sao các giấy tờ sau:

  • CCCD/CMND, hộ chiếu của các thành viên là cá nhân;
  • CCCD/CMND, hộ chiếu của người đại diện theo uỷ quyền;
  • Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN đối với thành viên tổ chức nước ngoài.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;

Văn bản ủy quyền nếu doanh nghiệp không trực tiếp đi nộp hồ sơ.

Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian: 03 – 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia thì doanh nghiệp đó sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự khắc dấu và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư các mẫu dấu của công ty mình. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về các mẫu dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin các mẫu dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp biết.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/ndt-nn-kinh-doanh-dich-vu-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Trung Quốc

Đầu tư  thành lập công ty  tại Trung Quốc có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hồ sơ, quy trình xin cấp phép dự án đầu tư từ Việt Nam sang ...