1 Số lưu ý khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

 Trong kinh doanh thương mại, không thể không tránh khỏi các tranh chấp thương mại phát sinh. Việc lựa chọn các phương thức giải quyết giải quyết tranh chấp nói riêng hay các vấn đề liên quan đến quá trình giải quyết nói chung dựa trên một nguyên tắc đó là quyền tự định đoạt của các bên. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Siglaw sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tranh chấp kinh doanh thương mại là như thế nào, đặc điểm và cách giải quyết ra sao, và doanh nghiệp cần lưu ý gì khi giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại. 

Khái quát về Tranh chấp kinh doanh, thương mại

Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định rằng Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Như vậy, dựa vào khái niệm trên có thể suy ra rằng tranh chấp thương mại là  những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.

1 Số lưu ý khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
1 Số lưu ý khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại

Mỗi loại tranh chấp đều mang những đặc điểm riêng, phụ thuộc vào tính chất của mối quan hệ pháp luật vào chủ thể của các mối quan hệ đó cũng như lợi ích của mối quan hệ đó mang lại. Trên cơ sở đó, tranh chấp kinh doanh, thương mại có những đặc trưng cơ bản như: 

Thứ nhất, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể. Mâu thuẫn được hiểu là trạng thái xung đột đối xứng nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp. Quan hệ thương mại và bất đồng giữa các bên trong quan hệ thương mại là điều kiện đủ để tranh chấp thương mại phát sinh. Trong hoạt động thương mại, các bên vừa hợp tác đồng thời vừa cạnh tranh nhau để đạt được mục đích đề ra. Do đó, việc phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên là điều tất yếu. 

Thứ hai, những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải phát sinh từ hoạt động thương mại. Căn cứ phát sinh tranh chấp là hanh vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên, cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp. Tranh chấp thương mại phải là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. 

Thứ ba, các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân với nhau. Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân tổ chức khác (không phải thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại khi trong các giao dịch bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật thương mại. 

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/giai-quyet-tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thành lập công ty tại Singapore

Ngân hàng thế giới luôn công nhận Singapore là một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo thống...