Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Đặc điểm, nội dung điều khoản & Mẫu

 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Đặc điểm, nội dung điều khoản & Mẫu

Giao thương quốc tế đã và đang là hoạt động không thể thiếu trong đời sống, mà một trong những hoạt động giao thương quốc tế nổi bật là mua bán hàng hóa từ nước ngoài vào nội địa và ngược lại. Khi đó, các bên luôn phải thiết lập một Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Vậy những điều cần biết và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm những gì, hãy cùng tìm hiểu dưới đây. 

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì ?

Về cơ bản, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (MBHH quốc tế) là hợp đồng mà trong đó hàng hóa được chuyển dịch qua biên giới một quốc gia hoặc qua một vùng lãnh thổ. Trong đó, “biên giới” có thể là biên giới lãnh thổ địa lý trên thực tế hoặc biên giới có tính pháp lý nhưng không dịch chuyển trên thực tế về lãnh thổ.  

Các quốc gia chi trả nhiều nhất cho việc mua bán hàng hóa quốc tế?

Theo số liệu năm 2019 của trang Europa, tỷ lệ chi trả nhiều nhất cho hoạt động mua bán hàng hóa của các quốc gia trên thế giới thuộc về Nga với 145,5%, Các tiểu vương quốc Ả Rập với 135,8% và Trung Quốc với 126%. Giải thích cho tỷ lệ mua bán hàng hóa quốc tế cao như vậy đó là vì Nga và Các tiểu Vương quốc Ả rập thường không tự trồng được khá nhiều loại thực phẩm cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày nên họ phải nhập những thực phẩm này từ các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu của người dân, còn đối với Trung Quốc thì quốc gia này là công xưởng của thế giới nên nhu cầu nhập nguyên liệu đầu vào để sản xuất luôn ở ngưỡng cao so với thế giới.  

Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ?

Về chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cả người bán và người mua trong hợp đồng, mỗi bên có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau. 

Về đối tượng của hợp đồng

Động sản là đối tượng mà hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế điều chỉnh, động sản chính là những hàng hóa có thể di dời và chuyển qua biên giới hoặc qua vùng lãnh thổ ví dụ như quần áo, bộ phận máy bay, ô tô,…  

Về giá cả và đồng tiền thanh toán

Việc chọn ra đồng tiền thanh toán khá đa dạng và cũng là vấn đề quan trọng khi thiết lập hợp đồng mua bán quốc tế. Các bên có thể chọn ngoại tệ hoặc nội tệ hoặc một đồng tiền chung của khu vực hoặc trên phạm vi quốc tế nào đó ví dụ như đồng Euro. Ví dụ hai bên giao kết hợp đồng, một bên tới từ Việt Nam, một bên tới từ Tây Ban Nha, các bên có thể chọn đồng tiền thanh toán là đồng Euro là được phép. Tuy vậy, để chuyển tiền từ bên này qua bên kia trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì các bên không được sử dụng tiền mặt, mà phải sử dụng phương thức thanh toán thay thế. Theo đó có các phương thức thanh toán sau: chuyển tiền, thanh toán nhờ thu, tín dụng chứng từ và thủ tục hải quan.  

Trên phương diện quốc tế, dịch vụ và hàng hóa được chuyển giao qua biên giới của hai hoặc nhiều quốc gia. Khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, một số thủ tục thông quan nhất định được yêu cầu theo luật pháp của mỗi quốc gia. Chính vì thế, trong hợp đồng cần quy định, nêu rõ điều kiện chia sẻ trách nhiệm của mỗi bên đối với việc thực hiện những công việc nêu trên và thủ tục quá cảnh qua nước thứ ba.

Về nguồn luật

Hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng thực hiện bởi các bên tới từ các quốc gia có nguồn luật điều chỉnh hợp đồng khác nhau nên hợp đồng giữa các bên cần tuân thủ luật pháp của cả hai quốc gia.  Không chỉ vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc luật mẫu về hợp đồng thương mại quốc tế. Sở dĩ có sự xung đột và điều chỉnh của nhiều nguồn luật như vậy xuất phát từ chủ quyền quốc gia theo quy định của Công pháp quốc tế, đối với một quan hệ dân sự quốc tế có nhiều quốc gia thì về nguyên tắc có thể sử dụng rất nhiều hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ này.

Mỗi quốc gia trên thế giới hiện nay đều có hệ thống pháp luật riêng, và các hệ thống pháp luật này được quy định khác nhau và đôi khi mâu thuẫn, xung đột nhau. Để giải quyết sự mâu thuẫn này, giải pháp tối ưu nhất đó chính là chọn ra một luật điều chỉnh hợp đồng (quan hệ dân sự quốc tế này). Và để có thể chọn ra một nguồn luật điều chỉnh mà không gây bất hòa giữ các bên thì nguyên tắc tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế được đặt ra. Ngoài ra, nếu các bên không chọn luật thì các quy tắc trong tư pháp quốc tế sẽ được áp dụng để chọn ra nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế.  

Về ngôn ngữ của hợp đồng

Tương tự như nguồn luật điều chỉnh, ngôn ngữ của hợp đồng cũng là nhiều ngôn ngữ của các bên tới từ các quốc gia khác nhau. Vậy về mặt quốc tế, sự ưu tiên các bên tự thỏa thuận ngôn ngữ điều chỉnh trong hợp đồng được đặt lên trên. Pháp luật Việt Nam (Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005) không quy định rõ về ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng, nhưng trên thực tế cũng có thể hiểu là các bên tự do chọn ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.      

Về cơ quan giải quyết tranh chấp

Đây cũng là nội dung mà các bên được tự do lựa chọn theo ý chí của các bên miễn là hai bên cùng chọn ra được một cơ quan giải quyết tranh chấp. Tuy vậy, điều cần lưu ý đó là phải xem xét xem cơ quan giải quyết tranh chấp đó có thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp này không, có sử dụng được nguồn luật điều chỉnh hợp đồng để giải quyết tranh chấp được hay không,..để việc giải quyết tranh chấp được “mượt mà” nhất có thể (nếu có). 

Về hình thức của hợp đồng

Pháp luật quốc gia và quốc tế áp đặt các yêu cầu khác nhau đối với hình thức hợp đồng. Điều 11 Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng MBHH Quốc tế (CISG) quy định rằng mọi hình thức hợp đồng MBHH quốc tế (ví dụ như bằng văn bản, bằng miệng, bằng tin nhắn,…) đều được coi là hợp pháp. Nhưng theo pháp luật nội địa tại một số quốc gia, chẳng hạn như Việt Nam, yêu cầu hợp đồng MBHH quốc tế bắt buộc phải ở dạng văn bản hoặc các hình thức có hiệu lực pháp lý tương đương khác. Thật vậy, do tính chất quốc tế của hợp đồng MBHH quốc tế, thông thường các bên tham gia hợp đồng quốc tế nên giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức tương đương để bảo vệ quyền lợi của từng bên. 

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm những gì ?

Nhìn chung, hợp đồng mua bán quốc tế ngoài những thông tin cơ bản về bên bán, bên mua thì hợp đồng bắt buộc phải có những điều khoản quy định về loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, giá cả và phương thức thanh toán của hàng hóa. 

Ngoài ra, để hợp đồng được rõ ràng hơn tránh xảy ra tranh chấp cũng như đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên thì hợp đồng MBHH quốc tế cũng cần có thêm quy định về phương thức giao hàng, hình thức đảm bảo hợp đồng có hiệu lực, cơ quan giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ của hợp đồng, những trường hợp bất khả kháng,…  

Cụ thể hơn, nội dung của một số điều khoản mà các bên có thể quy định cụ thể gồm:

Điều khoản về phương thức vận chuyển

Có thể quy định chi tiết phương thức vận chuyển phù hợp với loại hàng hóa, điểm đến và an ninh; đặc biệt là nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên ký kết được liệt kê theo các điều khoản thương mại quốc tế ví dụ như bên nào sẽ thanh toán tiền giao hàng,… 

Điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán

Xác định giá cả là nội tệ hay ngoại tệ hay đồng tiền chung; có thể cung cấp mã thanh toán để tiện cho việc thanh toán; hoặc có thể có quy định về khoản tiền phạt khi vi phạm trong phạm vi luật pháp cho phép. 

Điều khoản về phương thức giao hàng

Các bên cần ghi rõ ngày, địa điểm bốc hàng và địa điểm giao hàng; ghi rõ thời gian chi tiết của từng mục giao hàng theo ngày/tháng/…. Trên thực tế, việc đáp ứng thời hạn là một trong những nhiệm vụ chính của người bán, họ phải đưa ra hạn chót và dự phòng các tình huống bất ngờ xảy ra như phương tiện giao hàng bị hỏng,…

Điều khoản về trường hợp bất khả kháng

Các bên nên liệt kê chi tiết những trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra là gì ví dụ như dịch bệnh, lũ quét, mất mùa,… Những trường hợp bất khả kháng có thể hiểu là những tình huống mà người bán hoặc người mua không thể lường trước được mà ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng, thường thì những trường hợp bất khả kháng không phải do người bán hay người mua tạo ra mà chúng sẽ xuất hiện một cách bất ngờ. 

Điều khoản về hình thức đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng

Nêu rõ nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc bảo lãnh. Ví dụ: đảm bảo khôi phục cho người bán.

Điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp

Bằng cách xác định luật điều chỉnh hợp đồng thì các bên cũng có thể chọn ra được cơ quan giải quyết tranh chấp cho mình. Tuy vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan giải quyết được chọn phải nằm trong nhóm những tranh chấp có nội dung mà cơ quan đó được trao thẩm quyền giải quyết, bởi việc chọn một cơ quan giải quyết tranh chấp không đồng nghĩa với việc cơ quan đó chắc chắn sẽ được quyền giải quyết tranh chấp đó. Điều này cũng là vì hệ thống giải quyết tranh chấp cần được phân chia theo cấp và theo vùng để việc giải quyết tranh chấp được nhanh gọn nhất có thể cũng như không chồng chéo thẩm quyền với nhau. 

Điều khoản về lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng

Cả hai bên cần phải nắm rõ quy định về ngôn ngữ hợp đồng. Đặc biệt, những thuật ngữ chuyên ngành cần được ghi chính xác bằng ngôn ngữ được chọn trong hợp đồng. 

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực khi nào ?

Về mặt hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có hiệu lực khi được thể hiện ở một hình thức nhất định mà phù hợp với luật điều chỉnh hợp đồng. Ví dụ nếu các bên chọn CISG thì hợp đồng có thể bằng văn bản, hay bằng các hình thức khác đều có hiệu lực, còn nếu dùng luật của Việt Nam thì hợp đồng sẽ bắt buộc bằng văn bản thì mới có hiệu lực. Dù vậy, trên thực tế các bên thường thể hiện hợp đồng bằng văn bản để đảm bảo mọi quy định đều được nêu rõ bằng giấy trắng mực đen. 

Về yếu tố khác thì theo nguyên tắc, hợp đồng MBHH quốc tế có hiệu lực từ khi ký kết hợp đồng. Các bên cũng có thể tự do quy định thời gian có hiệu lực của hợp đồng, ví dụ là từ khi các bên ký hợp đồng hoặc 5 ngày sau khi ký kết hợp đồng,.v.v. Nếu các bên không thỏa thuận thời gian hợp đồng có hiệu lực thì cần xác định thời điểm hợp đồng được giao kết mà để xác định được cụ thể thì cũng là điều không dễ. Bởi mỗi hình thức hợp đồng lại có thời điểm giao kết khác nhau, đặc biệt là các hợp đồng không phải bằng văn bản. Với hợp đồng bằng miệng thì hợp đồng có hiệu lực khi người mua hàng thanh toán và nhận hàng, với hợp đồng bằng việc chào hàng thì hợp đồng có hiệu lực từ khi bên được chào hàng chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng,… 

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản tiếng Anh

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản tiếng Anh

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản tiếng Anh

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản tiếng Anh

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản tiếng Anh
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản tiếng Anh
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...