Hồ sơ & Thủ tục đầu tư thành lập công ty tại Lào

Đầu tư thành lập công ty tại Lào trong những năm gần đây được rất nhiều người quan tâm. Cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức muốn đầu tư tại “Đất nước triệu voi” thì cần phải nắm rõ các điều kiện cũng như các ngành nghề thu hút ưu tiên đầu tư….Bài viết dưới đây Siglaw sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn quy trình, hồ sơ thủ tục đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Lào cũng như các lợi thế, điều kiện để đầu tư tại Lào mời các bạn theo dõi:

Hồ sơ & Thủ tục đầu tư thành lập công ty tại Lào
Hồ sơ & Thủ tục đầu tư thành lập công ty tại Lào

Lợi thế khi đầu tư sang Lào

Lào là một quốc gia anh em láng giềng rất gần gũi với Việt Nam, có những sự đồng bộ nhất định về văn hoá, chính trị, con người và cả về vị trí địa lý khu vực. Những năm gần đây, Lào đang dần nổi lên như một quốc gia chú trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Sở hữu vị trí nhiều lợi thế cho một số ngành nghề nhất định, nhất là các hoạt động đầu tư thành lập công ty tại Lào liên quan đến các dự án về thuỷ điện, khoáng sản, các hoạt động kinh doanh liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao, bất động sản, xây dựng…. kết hợp với nền tảng quan hệ thuận lợi giữa hai quốc gia từ trước đến nay, sẽ là những nền tảng thuận lợi cho các nhà đầu tư khi có nhu cầu tìm hiểu hoặc đầu tư sang quốc gia này.

Điều kiện tiên quyết khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Lào

  • Nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Lào cần tôn trọng và tuân thủ các quy định pháp luật của Lào
  • Phải thành lập công ty ở Lào đối với những ngành nghề mà pháp luật quy định bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp
  • Phải đáp ứng các điều kiện đối với những ngành nghề đầu tư có điều kiện theo pháp luật của Lào
  • Phải thực hiện nghĩa vụ và tuân thủ quy định về ngoại tệ hoặc các cam kết thu xếp ngoại tệ
  • Phải có quyết định được phép đầu tư ra nước ngoài cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam
  • Tuân thủ và đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ thuế theo pháp luật Lào

Các phương thức đầu tư nước ngoài chính tại Lào

  1. Sở hữu 100% vốn nước ngoài: Nhà đầu tư Việt Nam có thể đầu tư thành lập công ty ở Lào và đứng vốn chủ sở hữu đạt 100% tỷ lệ góp vốn đầu tư sang Lào. Trừ những ngành nghề bắt buộc theo quy định pháp luật Lào, hay còn gọi là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn.
  2. Thành lập doanh nghiệp tại Lào dưới hình thức liên doanh: Nhà đầu tư Việt Nam sẽ liên doanh với doanh nghiệp hoặc cá nhân tại Lào. Việc cơ chế liên doanh và tỷ lệ hợp tác liên doanh theo thoả thuận của hai bên, trừ trường hợp pháp luật Lào có quy định khác.
  3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Nhà đầu tư Việt Nam ký kết thoả thuận hợp tác kinh doanh đối với nhà đầu tư thành lập công ty tại Lào. Các nội dung và thoả thuận trong hợp đồng cần tuân thủ quy định pháp luật của cả hai quốc gia.

Hồ sơ thành lập công ty để đầu tư tại Lào

  • Văn bản đề nghị đăng ký đầu tư thành lập công ty tại Lào.
  • Văn bản giải trình đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
  • Văn bản cam kết tự thu xếp ngoại tệ
  • Văn bản xác nhận nghĩa vụ nộp thuế
  • Tài liệu chứng minh địa điểm thực hiện dự án
  • Điều lệ công ty
  • Chứng minh tài chính
  • Hồ sơ khác: Sơ yếu lý lịch nhà đầu tư, Hộ chiếu ( sao công chứng, HPHLS), Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, Lý lịch tư pháp trong trường hợp là nhà đầu tư trong nước, Ảnh 3×4 của người sẽ trở thành quản lý hoặc người đại diện tại công ty Lào.

 Xem thêm; https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-lao.html

Khái niệm nhà đầu tư cần biết theo Luật Đầu Tư 2020

Luật Đầu tư 2020 là một trong những văn bản quan trọng nhất về hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Để đảm bảo sự thành công trong các hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ các khái niệm cơ bản trong Luật Đầu tư 2020.

Một số khái niệm cơ bản nhà đầu tư cần phải nắm bắt theo Luật Đầu tư 2020

Khái niệm nhà đầu tư cần biết theo Luật Đầu Tư 2020
Khái niệm nhà đầu tư cần biết theo Luật Đầu Tư 2020

Đầu tư kinh doanh

Đầu tư không chỉ đơn thuần là may rủi như cách mà nhiều người hiểu nhầm. Không giống như cờ bạc, đầu tư đòi hỏi sự cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng tiềm năng, lợi ích kinh tế và rủi ro của từng dự án. Những nhà đầu tư thành công không đơn giản chỉ “ném tiền qua cửa sổ”, mà họ cần phải có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng đầu tư để đưa ra các quyết định chính xác. Tất nhiên, không ai có thể đưa ra dự đoán chính xác hoàn toàn, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực học hỏi, người đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận từ các kênh đầu tư.

Khái niệm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức (sau đây gọi là các nhà đầu tư) bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận. Trong các lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần nắm vững các kiến thức về pháp luật cũng như kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng để nắm bắt xu thế thị trường, đảm bảo cho quá trình đầu tư được trơn tru, tránh xảy ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư. 

Chấp thuận chủ trương đầu tư

Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Đối với lĩnh vực đầu tư, dựa trên các yếu tố như quy mô dự án, ngành nghề đầu tư, hình thức và phương thức đầu tư, quá trình đầu tư không thể diễn ra một cách tự phát bạ đâu làm đó mà phải cần được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chấp thuận phê duyệt dự án đầu tư. Điều này nhằm đảm bảo các dự án đầu tư được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tránh các rủi ro, mất an toàn và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan. Ngoài ra, sự can thiệp của nhà nước cũng giúp đảm bảo tính minh bạch và công khai trong quá trình đầu tư, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Hiện nay, chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện  thông qua 3 cấp thẩm quyền bao gồm:

– Quốc hội;

– Thủ tướng chính phủ;

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thường phụ thuộc vào các quy định và chính sách của từng quốc gia. Tuy nhiên, nhiều quốc gia thường có các quy định về đầu tư nước ngoài để bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo an ninh quốc phòng và nền sản xuất của dân tộc. Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

Một số ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia hoặc các ngành nghề kinh doanh có thể gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự, lợi ích chung quốc gia, dân tộc như dịch vụ phát thanh, truyền hình, bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu khí,…vv. Đều là các ngành nghề, yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết trước khi được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép cho thực hiện dự án đầu tư kinh doanh. 

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/khai-niem-nha-dau-tu-can-biet-theo-luat-dau-tu-2020.html

Tư vấn đầu tư ra nước ngoài: 1 số hình thức & Hồ sơ, Thủ tục

Đầu tư ra nước ngoài mang lại rất nhiều lợi ích như được tiếp cận nhiều công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân lực, mở rộng thị trường kinh tế…Tuy nhiên để có thể đầu tư tại một quốc gia khác thì nhà đầu tư cần nắm rõ những điều kiện pháp luật đã quy định cũng như hồ sơ, thủ tục & hình thức đầu tư….Trong bài viết tư vấn đầu tư ra nước ngoài dưới đây Siglaw sẽ giới thiệu chi tiết đến quý bạn đọc để giải đáp các thắc mắc xoay quanh chủ đề đầu tư ra nước ngoài đối với cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đầu tư ra nước ngoài là gì?

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là một quá trình chuyển vốn đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận hoặc bất kỳ một mục đích sinh lời khác vì thế các chủ thể đầu tư sẽ bị điều chỉnh bởi pháp luật trong nước và pháp luật của nước tiếp nhận.

Việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài được quy định rõ tại khoản 13 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2020 ( sửa đổi, bổ sung năm 2022).

Trong bối cảnh kinh tế phát triển toàn cầu hiện nay, nhu cầu hội nhập kinh tế giữa các quốc gia ngày càng tăng lên thì nhu cầu về hoạt động đầu tư giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Có rất nhiều quy định pháp luật khác nhau quy định và điều chỉnh riêng đối với hoạt động đầu tư này. Ở Việt Nam, các quy định được xoay quanh Luật đầu tư 2020 và các văn bản pháp luật khác liên quan.

Hình thức & thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Hình thức & thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Các quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài

Hiện nay, có một số văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tư ra nước ngoài và đang có hiệu lực như:

  1. Luật Đầu tư 2020.

  2. Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

  3. Nghị định 16/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

  4. Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.

Ngoài các Luật, nghị định và thông tư trên, hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn điều điều chỉnh bởi các hiệp định thương mại quốc tế song phương, đa phương hay các Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên khác.

Xu hướng đầu tư ra nước ngoài những năm gần đây

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2021, tổng vốn đầu tư mới ra nước ngoài  đạt tới 409 triệu USD, trong đó có 61 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới. Đã tăng 28.6% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2022, có 109 dự án được cấp chứng nhận đầu tư mới, tổng số vốn đăng ký đạt 426,6 triệu USD và đã tăng 78,7% số dự án và 4,3% tổng số vốn so với cùng kỳ năm 2021. Riêng 3 tháng đầu năm 2022, Việt nam đã có tổng mức đầu tư bao gồm cả cấp mới và điều chỉnh đạt 534 triệu USD. Trong đó có 109 dự án đầu tư được cấp mới.

Các ngành nghề mà nhà đầu tư Việt Nam có xu hướng đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất tập trung ở 14 ngành nghề, dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, sau đó là bất động sản, các ngành bán buôn, bán lẻ, các hoạt động khai khoáng… Các ngành nghề được tập trung đầu tư nhiều nhất gần đây chính là ngành nghề về khai khoáng, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Các nguồn vốn đầu tư tập trung ở 29 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dẫn đầu là Singapore, tiếp theo sau chính là Lào, Úc, Mỹ, Đức…

Với các số liệu được tổng hợp và phân tích trên cho thấy rằng, qua các năm gần đây, mặc dù có bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và những khó khăn được dự đoán hậu Covid, tuy nhiên, xu hướng và nhu cầu đầu tư ra nước ngoài vẫn rất lớn và có phần gia tăng mạnh hơn cùng sự phát triển nóng hổi của thị trường.

45 Video tổng hợp về đầu tư ra nước ngoài (Lào, Singapore, Malaysia, Myanmar, Campuchia, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc) mời các bạn theo dõi

Các hình thức chính khi đầu tư ra nước ngoài

Tại nội dung quy định về các hình thức đầu tư ra nước ngoài theo Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư có thể đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hình thức sau đây:

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

  1. Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
  2. Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài.
  3. Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó.
  4. Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Đầu tư gián tiếp bằng việc mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

Đối với hình thức đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư cần có dự án đầu tư, và thực hiện thủ tục xin cấp chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bộ KHĐT, cần đáp ứng được các điều kiện về tỉ lệ sở hữu vốn và các điều kiện khác theo từng mã ngành hoạt động khác nhau ngay từ trước khi thành lập tổ chức kinh tế. Các nhà đầu tư Việt Nam cần nắm được các quy định pháp luật trong nước và nước tiếp nhận đầu tư về hoạt động đầu tư kinh doanh của mình, cùng các Điều ước quốc tế song phương, đa phương mà Việt Nam là thành viên, hay các Hiệp định thương mại khác có liên quan.

Có 2 cách thành lập tổ chức kinh tế:

  1. Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài;
  2. Thành lập công ty giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Chúng ta sẽ rất dễ dàng bắt gặp các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo hình thức đầu tư này, nó có thể thấy là hình thức đầu tư phổ biến nhất, và đa dạng nhất. Một số lĩnh vực đầu tư như khai khoáng, nông nghiệp, nhà hàng, thương mại, sản xuất, hay tư vấn….  và hiện nay, xu hướng đầu tư đi các quốc gia cũng ngày càng tăng lên, không giới hạn về địa lý hay lĩnh vực ngành nghề hoạt động, một số quốc gia tập trung như Lào, Campuchia, Mỹ, Úc, Nhật, Hàn, Trung Quốc, Hong Kong hay Malaisia….

 

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/dau-tu-ra-nuoc-ngoai.html

Hồ sơ & Chi phí khi thành lập công ty tại Mỹ

Không cần các điều kiện khó khăn như các thị trường đầu tư khác, Mỹ là một quốc gia có thị trường thu hút đầu tư rất mở. Chỉ cần cung cấp một số thông tin cơ bản như lựa chọn tên công ty, sau đó Siglaw sẽ hỗ trợ nhà đầu tư (NĐT) trong việc kiểm tra và tư vấn cho NĐT lựa chọn tên công ty sao cho không bị trùng với công ty khác đã được thành lập trước đó. Đồng thời hỗ trợ NĐT nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền để thông báo chính xác loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư đăng ký thành lập công ty tại Mỹ.

Hồ sơ & Quy trình thành lập công ty tại Mỹ
Hồ sơ & Quy trình thành lập công ty tại Mỹ

04 Loại hình đầu tư sang Mỹ dành cho NĐT Việt Nam

  1. Thành lập công ty tại Mỹ theo hình thức công ty cổ phần: Nhà đầu tư Việt Nam cần thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật Mỹ ( theo pháp luật tại bang mà nhà đầu tư lựa chọn thực hiện dự án đầu tư).
  2. Thành lập công ty tại Mỹ theo hình thức công ty TNHH: Tương tự như loại hình công ty cổ phần, nhà đầu tư cũng cần thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam và bang mà nhà đầu tư lựa chọn đầu tư tại Mỹ.
  3. Hợp đồng hợp tác: nhà đầu tư không cần thành lập công ty tại Mỹ trong trường hợp này. Họ chỉ cần thoả thuận và ký kết hợp đồng hợp tác giữa các thành viên với nhau và đăng ký với chính quyền địa phương cấp quận tại Bang đó.
  4. Hộ kinh doanh: Nhà đầu tư không cần thành lập công ty ở Mỹ, nhưng phải thực hiện quy trình đăng ký với chính quyền địa phương cấp quận tại Bang đó.

Cả bốn loại hình trên đều có những ưu điểm, và nhược điểm nhất định, tuỳ thuộc vào từng loại hình mà nhà đầu tư lựa chọn đầu tư ra nước ngoài, đội ngũ chuyên gia của Siglaw sẽ tư vấn cho khách hàng phù hợp với tình huống cụ thể nhất. Đưa ra và phân tích rõ các trách nhiệm pháp lý, các loại thuế phải nộp, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và khả năng đáp ứng điều kiện kinh doanh của từng loại hình. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ tư vấn về từng loại visa đầu tư mà khách hàng mong muốn đạt được.

Hồ sơ cần thiết để thành lập công ty tại Mỹ

Để thành lập công ty tại Mỹ thì NĐT Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp ở Việt Nam và các thủ tục cần thiết tại Mỹ cụ thể như sau:

Hồ sơ tại Việt Nam

  • Hồ sơ để thành lập doanh nghiệp ở Mỹ tại Việt Nam
  • Các hồ sơ bắt buộc như: điều lệ, danh sách cổ đông, các thành viên sáng lập, đăng ký kinh doanh, các giấy tờ pháp lý khác như hộ chiếu…
  • Hồ sơ cần chứng minh rằng công ty đã có hoạt động kinh doanh có lãi, không có bất kỳ vi phạm pháp luật nào trước đây.

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-my.html

Thành lập công ty tại Nhật Bản: Visa, Hồ sơ, thủ tục từ A-Z

Một trong những quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất chính là Nhật Bản. Vì thế, khi nhắc tới nguồn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam thì không thể không nhắc tới nguồn vốn ODA. Vậy, khi Nhật Bản đã có những hoạt động đầu tư vào nước mình, thì những nhà đầu tư nước ngoài như Việt Nam cần làm gì khi muốn đầu tư thành lập công ty tại Nhật Bản, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.

Vì sao nên chọn Nhật Bản đề đầu tư?

  • Đầu tiên, Nhật Bản có sức tiêu thụ lớn nên sẽ giúp đem lại lợi nhuận to lớn cho các nhà đầu tư sang Nhật
  • Thứ hai, là một cường quốc, một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới về công nghệ cao, kinh tế Nhật Bản phát triển rất ổn định, giúp những nhà đầu tư từ các quốc gia kém phát triển hơn Nhật Bản có thể học hỏi những kinh nghiệm và áp dụng chúng vào doanh nghiệp của mình. 
  • Thứ ba, sự đổi mới vượt bậc trong nông nghiệp kỹ thuật số cũng đem lại những lợi ích, những kinh nghiệm quý giá cho các quốc gia nông nghiệp như Việt Nam
  • Thứ tư, môi trường kinh doanh và pháp lý rõ ràng, chi tiết cũng giúp các nhà đầu tư giảm thiểu khó khăn khi lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Nhật Bản.
  • Cuối cùng, những nhân lực có chuyên môn cao và sự tận tâm, tỉ mỉ trong công việc sẽ trở thành các nhân viên xuất sắc khi làm việc cho những nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam. 

Thành lập công ty tại Nhật Bản: Visa, Hồ sơ, thủ tục từ A-Z

Có các hình thức đầu tư kinh doanh nào tại Nhật Bản?

Khác với việc thành lập chi nhánh thì văn phòng đại diện không được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh trực tiếp, cũng không thể tự đứng ra mở tài khoản ngân hàng, hay thuê bất động sản ở Nhật Bản. Chỉ có thành lập doanh nghiệp tại Nhật Bản bằng vốn đầu tư nước ngoài hoặc người đại diện của văn phòng đại diện với vai trò cá nhân được ủy quyền mới có quyền đứng ra ký kết và thực hiện những hoạt động này.  Những hoạt động mà văn phòng đại diện tại Nhật Bản được phép làm có thể kể đến như điều tra thị trường, mua sắm hàng hóa, tuyên truyền quảng cáo, thu thập thông tin,…  Vì vậy, liên quan tới hoạt động đầu tư kinh doanh, có thể phân loại thành các hình thức đầu tư sau: 

Đầu tư thông qua thành lập công ty tại Nhật Bản theo hình thức pháp nhân

Cũng có điểm tương đồng với Việt Nam, những loại hình pháp nhân khi thành lập công ty tại Nhật Bản gồm 4 loại phổ biến: 

Ngoài ra, đầu tư sang Nhật Bản cũng có thể được thực hiện bởi các hình thức khác như: 

  • Thành lập công ty con. Nhà đầu tư có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp tại Nhật Bản bằng hình thức công ty con như cổ phần hoặc TNHH theo quy định của Luật Công ty tại Nhật Bản. Có lẽ bởi cùng hệ thống luật Civil law nên giống với Việt Nam, công ty nước ngoài chỉ cần chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động của công ty con với trên phương diện là chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài cũng có thể thành lập công ty tại Nhật Bản. 
  • Liên doanh với các công ty đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp Nhật Bản hoặc doanh nghiệp Nhật Bản nội địa. Luật Doanh nghiệp Nhật Bản thừa nhận công ty hợp danh và công ty hợp vốn là pháp nhân, vậy nên hình thức đầu tư này khi thành lập doanh nghiệp tại Nhật Bản là hoàn toàn khả thi. 

Đầu tư thông qua thành lập chi nhánh tại Nhật Bản

Một số doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thường xuyên tại Nhật Bản phải thực hiện đăng ký theo Luật Công ty 2005 (Companies Act 2005). Cụ thể, ít nhất cần phải đăng ký 01 trong các hình thức dưới đây:

  • Đăng ký tổ hợp tác;
  • Đăng ký thành lập chi nhánh;
  • Đăng ký pháp nhân Nhật Bản hoặc;
  • Đăng ký bổ nhiệm người đại diện tại Nhật Bản.

Tiêu biểu nhất là thành lập công ty tại Nhật Bản dưới hình thức mở chi nhánh bởi sự tiện lợi, dễ dàng trong thủ tục thành lập loại hình đầu tư này cũng như khả năng mở tài khoản ngân hàng và thuê bất động sản bằng danh nghĩa chi nhánh. Tuy vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân, nên trách nhiệm liên quan tới quyền và nghĩa vụ từ các hoạt động của chi nhánh sẽ thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm cả trách nhiệm về các khoản nợ và khoản thu phát sinh từ hoạt động của những chi nhánh này.   Vậy có đa dạng hình thức đầu tư kinh doanh vào Nhật Bản, mỗi một hình thức đều có ưu nhược điểm riêng. Tùy vào mục đích của công ty mà các doanh nghiệp có thể chọn ra hình thức đầu tư kinh doanh phù hợp.  

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-nhat-ban.html

Thành lập công ty tại Hàn Quốc: Visa, hồ sơ, thủ tục từ A->Z

Trong vài chục năm gần đây, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng có sự phát triển và gắn kết. Một minh chứng cho sự gắn kết này là sự gia tăng của những khoản đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam với con số gần 420 triệu USD chỉ trong 02 tháng đầu năm 2023, hay sự xuất hiện của những khoa dạy Tiếng Việt tại trường cấp 03 và Đại học Hàn Quốc nhằm tạo ra một thế hệ trẻ Hàn Quốc có thể kết nối hai quốc gia Hàn-Việt. Vậy, khi Hàn Quốc đã có những hoạt động đầu tư vào nước mình, thì những nhà đầu tư nước ngoài như Việt Nam cần làm gì khi muốn đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này. 

Tại sao nên đầu tư vào Hàn Quốc ? Thuận lợi khi thành lập công ty tại Hàn Quốc ?

  • Đầu tiên, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có kinh tế hỗn hợp và phát triển nhất nhưng ổn định trên thế giới. Bằng việc tham gia vào nền kinh tế Hàn Quốc, những nhà đầu tư từ các quốc gia kém phát triển hơn quốc gia này có thể học hỏi, trau dồi những kinh nghiệm quý giá và áp dụng chúng vào doanh nghiệp của mình.
  • Thứ hai, Hàn Quốc sở hữu lượng dân không nhỏ nhưng với nền kinh tế phát triển vượt bậc, sức mua và tiêu dùng của người dân Hàn Quốc là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về mỹ phẩm, làm đẹp và phẫu thuật thẩm mĩ. Không chỉ vậy, đồng won (Hàn Quốc) luôn lớn hơn đồng VNĐ (Việt Nam) hoặc lớn hơn các quốc gia kém phát triển hơn Hàn Quốc, vậy nên, nếu có thể đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc, lợi nhuận đem lại cho các nhà đầu là rất to lớn.
  • Thứ ba, sự đổi mới vượt bậc trong nông nghiệp kỹ thuật số cũng đem lại những lợi ích, những kinh nghiệm quý giá cho các quốc gia nông nghiệp như Việt Nam.
  • Thứ tư, môi trường kinh doanh và pháp lý rõ ràng, chi tiết cũng giúp các nhà đầu tư giảm thiểu khó khăn khi lập những bản hồ sơ pháp lý tại quốc gia này.
  • Thứ năm, đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Hàn Quốc sẽ giúp nâng cao vị thế của nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia của nhà đầu tư nước ngoài. Là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất, nên những tiêu chuẩn đầu vào dành cho nhà đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc cũng rất cao, không chỉ về chi phí mà còn các yếu tố khác như bằng cấp, kinh nghiệm,… Vậy khi một nhà đầu tư có thể đầu tư vào Hàn Quốc, họ đã chứng minh được năng lực cao của mình từ đó khẳng định vị thế trên thế giới.  
  • Cuối cùng, nhân lực Hàn Quốc có chuyên môn cao và sự tận tâm, tỉ mỉ trong công việc sẽ trở thành các nhân viên xuất sắc khi làm việc cho những nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Thành lập công ty tại Hàn Quốc: Visa, hồ sơ, thủ tục từ A->Z

Khó khăn khi đầu tư vào Hàn Quốc?

  • Công ty gia đình: Những nghiên cứu và số liệu trên thực tế đã chỉ ra rằng nền kinh tế Hàn Quốc phát triển nhờ một phần không nhỏ từ các công ty gia đình giàu có (chaebol) như Samsung. Đây là điều gây ra sự e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp ở Hàn Quốc bởi sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các gia đình này là rất lớn, gây ra sự thiếu minh bạch và trách nhiệm. 
  • Phụ thuộc vào xuất khẩu: Khoảng 50% GDP Hàn Quốc được đóng góp từ hoạt động xuất khẩu, và Hàn Quốc cũng thuộc top 06 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất. Tuy vậy, sự suy thoái tại các quốc gia Âu Mỹ hay ảnh hưởng chiến tranh Mỹ – Trung (hai quốc gia mà Hàn Quốc xuất khẩu nhiều nhất, cụ thể Hàn Quốc xuất sang Trung Quốc 162,2 tỷ USD năm 2018, Hàn Quốc xuất sang Mỹ 72,7 tỷ USD), bắt đầu gây ra lo ngại cho ngành xuất khẩu Hàn Quốc. 
  • Chính trị của Hàn Quốc: quan hệ Hàn Quốc-Triều Tiên vẫn luôn có những biến động, đôi khi căng thẳng leo thang tột độ. Dù mối đe dọa từ Triều Tiên không chắc chắn và rõ ràng, cản trở từ Triều Tiên lên các nhà đầu tư vào Hàn Quốc vẫn có thể xảy ra. Nhìn về mặt tích cực, hiện nay, vào đầu năm 2023, Hàn Quốc thực hiện mạnh mẽ việc “bình thường hóa” quan hệ hai nước Hàn Quốc-Triều Tiên bằng việc tìm cách tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với Triều Tiên thông qua những nhóm dân sự và tổ chức quốc tế. Nếu thành công, những vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia như ly tán gia đình trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 cũng như giải cứu người Hàn Quốc bị giam giữ tại Triều Tiên. Kế hoạch này được HQ tạm gọi là “Sáng kiến tương lai mới về thống nhất”.

Có các hình thức đầu tư kinh doanh nào tại Hàn Quốc?

Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu kinh doanh tại Hàn Quốc có thể mua cổ phiếu mới hoặc hiện có (theo Đạo luật xúc tiến đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc); hoặc thành lập công ty tại Hàn Quốc qua việc mở chi nhánh, văn phòng liên lạc (theo Đạo luật giao dịch ngoại hối của Hàn). Vậy có hai nhóm hình thức đầu tư kinh doanh tại Hàn Quốc là: công ty nội địa Hàn Quốc có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh của công ty nước ngoài.

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-han-quoc.html 

Thành lập công ty tại Singapore: Điều kiện, Hồ sơ & Thủ Tục

Ngân hàng thế giới luôn công nhận Singapore là một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để thực hiện hoạt động kinh doanh. Theo thống kê của ACRA ( hay còn gọi là cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán của Singapore) thì có khoảng hơn 60,000 công ty mới mở được thành lập ở Singapore hàng năm. Thành lập doanh nghiệp tại Singapore được phát triển nhanh chóng, thuận tiện, công bằng và văn minh.

Hiện nay ngày càng nhiều doanh nhân muốn gia nhập thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên, do sự khác biệt về trình tự, thủ tục giữa các nước nên nhiều cá nhân, pháp nhân vẫn còn nhiều băn khoăn, vướng mắc không biết nên bắt đầu từ đâu hay đôi khi vẫn xảy ra một số sai sót. Hãy cùng SigLaw giúp các doanh nhân tiếp cận từng bước một trong việc đầu tư thành lập công ty tại Singapore trong bài viết này nhé:

Những điều kiện cần thiết để đầu tư sang Singapore

  • Khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các cá nhân, tổ chức cần tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia nơi sẽ tiếp nhận đầu tư cụ thể là Singapore và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 
  • Nhà đầu tư cần đảm bảo không thực hiện dự án kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật Việt Nam cấm đầu tư, kinh doanh.
  • Nhà đầu tư cần chứng minh đủ năng lực tài chính về ngoại tệ (đối với cá nhân cần có sao kê ngân hàng còn đối với pháp nhân cần bản báo cáo tài chính trong vòng 02 năm trở lại kể từ thời điểm muốn thành lập công ty ở Singapore có vốn đầu tư nước ngoài) 
  • Trường hợp nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài lớn hơn 20 tỷ đồng cần có văn bản chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước.
  • Nhà đầu tư cần có giấy quyết định đầu tư ra nước ngoài 
  • Nhà đầu tư cần có văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Điều kiện, Hồ sơ, Thủ tục để thành lập công ty tại Singapore
Điều kiện, Hồ sơ, Thủ tục để thành lập công ty tại Singapore

Điều kiện để thành lập công ty tại Singapore

Một vài thông tin cơ bản cần biết trước khi thành lập công ty tại Singapore:

Tên công ty: Nhà đầu tư cần được ACRA duyệt qua tên đề xuất trước khi thành lập doanh nghiệp tại Singapore.

Giám đốc điều hành mang quốc tịch Singapore: Mỗi công ty cần bổ nhiệm ít nhất một giám đốc cư trú (còn gọi là giám đốc địa phương). ACRA cho phép bổ nhiệm giám đốc cư trú cho các đối tượng sau:

  • Công dân địa phương
  • Người thường trú Singapore (PR)
  • Chủ thẻ EntrePass Singapore
  • Người có Thẻ lao động (EP) hoặc Thẻ phụ thuộc (DP) hợp lệ. Lưu ý rằng cần có Thư phê duyệt (LOC) nếu người nắm giữ thẻ EP muốn trở thành giám đốc.

Giám đốc là người nước ngoài: Sau khi đã đề cử giám đốc điều hành, nhà đầu tư có thể bổ nhiệm không giới hạn số lượng giám đốc cư trú và giám đốc nước ngoài. Cả giám đốc cư trú và giám đốc nước ngoài đều phải đủ 18 tuổi và không có bất kỳ lệnh trừng phạt nào trong quá khứ.

Cổ đông: Một công ty có giới hạn trách nhiệm theo cổ phần có thể có tối đa 50 cổ đông, có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Cổ đông có thể gồm người hoặc tổ chức. Doanh nghiệp được phép có 100% cổ đông nước ngoài. 

Vốn điều lệ : Nhà đầu tư cần phải có tối thiểu 1 SGD vốn để đăng ký công ty tại Singapore. Không có yêu cầu tối thiểu vốn chủ sở hữu đã thanh toán. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng tùy từng ngành nghề khác nhau mà có mức vốn điều lệ tối thiểu khác nhau.

Thư ký công ty: Nhà đầu tư cần phải bổ nhiệm một thư ký trong công ty trong vòng sáu tháng sau khi đăng ký công ty tại Singapore. Giám đốc và cổ đông không được chọn làm thư ký công ty. 

Trụ sở công ty: Nhà đầu tư cần đặt một địa chỉ doanh nghiệp khi thành lập công ty ở Singapore lưu ý không được đặt địa chỉ tại PO Box (hay còn gọi là hộp thư bưu điện) 

2 Giai đoạn cơ bản để thành lập công ty tại Singapore

Thực hiện các hồ sơ, thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Singapore

Một số giấy tờ mà nhà đầu tư cần phải chuẩn bị để nộp cho Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư. Nhà đầu tư cần chuẩn bị 03 bộ hồ sơ trong đó có 01 bộ hồ sơ bản gốc và 02 bộ hồ sơ bản sao. 

  • Văn bản đăng ký đầu tư sang Singapore;
  • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Quyết định đầu tư sang Singapore;
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ở Singapore theo quy định của pháp luật nếu thuộc các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đồng thời lấy ý kiến chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước nếu vốn đầu tư dự kiến chuyển sang Singapore lớn hơn 20 tỷ đồng trở lên.

Nếu hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở Singapore cần sửa đổi bổ sung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi thông báo đến nhà đầu tư. Nhà đầu tư tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ kịp thời theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả kết quả

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở Singapore cho Nhà đầu tư. Trường hợp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Singapore đã hợp lệ và không cần sửa đổi, bổ sung.

Thời gian: Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 61 Luật Đầu tư 2020: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế mà thời gian cấp phép sẽ dài hơn trong quy định, phụ thuộc vào quá trình thẩm định hồ sơ, yêu cầu giải trình/ bổ sung hồ sơ của cơ quan quản lý nhà nước (nếu có). Thời gian cấp phép thực tế thường là khoảng 02 tháng kể từ thời điểm nhà đầu tư nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ. 

 Xem thêm: https://siglaw.com.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-singapore.html

Định cư Úc

Định cư Úc được rất nhiều người quan tâm hiện nay do chế độ phúc lợi xã hội tốt. Mặt khác khi định cư ở Úc thì chính phủ, bộ di trú Úc cũng ...