Luật sư Lê Dung cùng đoàn LS TP Hà Nội tham gia tuyên truyền pháp luật về biển đảo tại Phú Quốc

 Luật sư Lê Dung cùng đoàn LS TP Hà Nội tham gia tuyên truyền pháp luật về biển đảo tại Phú Quốc

Ngày 13/5 vừa qua, đại diện Công ty Luật TNHH Siglaw –  Thạc sĩ, Luật sư Lê Thị Dung cùng đoàn LS TP Hà Nội đã tham gia trợ giúp pháp lý và trao quà tặng cho các hộ gia đình nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Thị Trấn An Thới, Thành phố Phú Quốc.

Biển, đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, qua hàng ngàn năm lịch sử, biết bao thế hệ cha ông ta đã đổ xương máu để xây dựng, gìn giữ, phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước cho hiện tại và tương lai. Tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam.

Với ý nghĩa đặc biệt như vậy, được sự nhất trí của Thành uỷ, UBND thành phố Phú Quốc, Cấp uỷ – chính quyền địa phương; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang và sự hỗ trợ tạo điều kiện, phối hợp của UBND phường An Thới và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng An Thới, ngày 13/5/2023 vừa rồi, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình “Tuyên truyền pháp luật về Biển và Hải đảo với Bảo vệ chủ quyền quốc gia”

Về nội dung, chương trình được chia làm 02 phần. Bên cạnh việc tuyên truyền pháp luật về Biển và Hải đảo với chủ quyền quốc gia, Đoàn Luật sư TP Hà Nội còn tổ chức tặng quà cho một số hộ ngư dân nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập tại phường An Thới, thành phố Phú Quốc.

Chương trình có sự góp mặt và tham dự của nhiều đại biểu, cụ thể như sau:

  1. Ông Huỳnh Biết Hiểu – phó CT HĐND phường An Thới
  2. Ông Đỗ Thật – Đảng uỷ viên/ Phó CT UBND phường An Thới
  3. Ông Huỳnh Quang Hải – Chủ tịch mặt trận phường An Thới
  4. Thượng tá Lê Huy Giáp – chính trị viên/ đồn biên phòng cửa khẩu cảng An Thới
  5. Luật sư Tiêu Trương Thái – Phó chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Kiên Giang
  6. Luật sư Nguyễn Xuân San – Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội
  7. Luật sư Huỳnh Phương Nam – Uỷ viên Hội đồng luật sư toàn quốc/ Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội
  8. Luật sư Nguyễn Huy Thiệp – Uỷ viên Hội đồng luật sư toàn quốc
  9. Ông Hoàng Minh Hiển – Phó Chủ tịch Hội đồng khen thưởng – kỷ luật.

Có thể nói, đây không chỉ là chương trình hỗ trợ pháp lý mà còn là chuyến đi ý nghĩa, khi Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã có những món quà nhỏ để nâng bước, nâng cánh và chung tay góp sức giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại vùng biển đảo tận cùng của Tổ quốc. 

Cũng trong chuyến đi này, Luật sư Lê Dung – Giám đốc Công ty Luật Siglaw đã đại diện tham dự và góp một phần công sức của mình vào sự thành công của chương trình. Những hành động này tuy nhỏ bé, nhưng nó đã, đang và sẽ là đôi  cánh, để các em nhỏ vượt qua khó khăn và có niềm tin hơn vào cuộc sống. 

Luật sư Nguyễn Xuân San - Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội và  Luật sư Nguyễn Huy Thiệp - Uỷ viên Hội đồng luật sư toàn quốc

Luật sư Nguyễn Xuân San – Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội và  Luật sư Nguyễn Huy Thiệp – Uỷ viên Hội đồng luật sư toàn quốc đại diện lên trao tặng các món quà cho các em học sinh

Tiến sỹ. Luật sư Nguyễn Bá Cường chia sẻ về “Pháp luật quốc tế, Việt Nam về biển, hải đảo và vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia”

Tiến sỹ. Luật sư Nguyễn Bá Cường chia sẻ về “Pháp luật quốc tế, Việt Nam về biển, hải đảo và vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia”

Đại diện UBND Phường An Thới lên phát biểu cảm ơn chương trình

Đại diện UBND Phường An Thới lên phát biểu cảm ơn chương trình

Luật sư Lê Dung cùng đoàn LS TP Hà Nội tham gia tuyên truyền pháp luật về biển đảo tại Phú Quốc

Luật sư Lê Dung chụp ảnh kỷ niệm cùng: Luật sư Huỳnh Phương Nam – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội; Luật sư Tiêu Trương Thái – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tỉnh Kiên Giang; Luật sư Hoàng Minh Hiển – Chủ tịch Hội đồng khen thưởng và kỷ luật; cùng các luật sư thành viên của Đoàn Luật sư TP Hà Nội và Đoàn Luật sư tỉnh Kiên Giang.


Xem thêm: https://siglaw.com.vn/luat-su-le-dung-cung-doan-ls-tp-ha-noi-tham-gia-tuyen-truyen-phap-luat-ve-bien-dao-tai-phu-quoc.html

1 Số lợi ích khi thành lập công ty tại Campuchia

1 Số lợi ích khi thành lập công ty tại Campuchia


Campuchia đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho việc thành lập công ty, với nhiều lợi ích hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng kinh tế phát triển, Campuchia mang đến một môi trường kinh doanh thân thiện và hội nhập kinh tế quốc tế. Chi phí đầu tư thấp, thuế suất hấp dẫn, và môi trường kinh doanh thuận lợi là những yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp tại đây. Hãy cùng công ty luật Siglaw tìm hiểu những lợi ích khi nhà đầu tư quyết định thành lập hiện diện thương mại tại quốc gia xử sở chùa tháp này..

Tiềm năng đầu tư tại Campuchia

1 Số lợi ích khi thành lập công ty tại Campuchia
1 Số lợi ích khi thành lập công ty tại Campuchia

Vị trí địa lý và tiềm năng kinh tế của Campuchia

  • Campuchia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, giáp biên giới với Thái Lan, Lào và Việt Nam. Đây là vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và tiếp cận thị trường khu vực.
  • Campuchia có diện tích khoảng 181,035 km² và dân số hơn 16 triệu người, tạo điều kiện cho một thị trường tiêu thụ tiềm năng.
  • Nền kinh tế Campuchia đang phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt khoảng 7%. Sự tăng trưởng này dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh.

Lợi thế và hội nhập kinh tế quốc tế của Campuchia

  • Campuchia là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tổ chức Khu vực Thương mại tự do (RCEP), tạo điều kiện cho việc hội nhập vào các thị trường quốc tế lớn và tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Quyền sở hữu nước ngoài 100% được phép trong nhiều ngành kinh tế ưu đãi, bao gồm du lịch, xây dựng, sản xuất, nông nghiệp và công nghệ thông tin.
  • Campuchia đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và khu vực khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu, mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Sự phát triển và đa dạng hóa ngành, nghề đầu tư tại Campuchia

  • Campuchia không chỉ tập trung vào ngành du lịch và nhà hàng khách sạn, mà còn có tiềm năng phát triển trong các ngành nghề khác như nông nghiệp và chế biến thực phẩm, công nghiệp và sản xuất, công nghệ thông tin và phần mềm, xây dựng và bất động sản.
  • Ngành du lịch của Campuchia đang trở thành một nguồn thu chính cho quốc gia, với di sản văn hóa đặc biệt như Angkor Wat thu hút lượng lớn du khách quốc tế.
  • Sự đa dạng hóa kinh tế cũng mở ra cơ hội đầu tư và kinh doanh trong các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo, khai thác mỏ, dịch vụ tài chính, giáo dục và y tế.

Trên cơ sở này, Campuchia trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế và doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á. Xem thêm: Các ngành nghề cấm đầu tư tại Campuchia

Xem thêm: https://siglaw.com.vn/loi-ich-khi-thanh-lap-cong-ty-tai-campuchia.html

1 Số khó khăn khi đầu tư vào Hàn Quốc

 1 Số khó khăn khi đầu tư vào Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới sau cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2009. Với những thành tựu đạt được, Hàn Quốc được ghi nhận là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới theo GDP danh nghĩa. Xứ sở “kim chi” trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi sức hút của những điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế thì tại Hàn Quốc cũng sẽ tồn tại một số những khó khăn mà nhà đầu tư cần nắm bắt được khi dự kiến đầu tư vào quốc gia này.

Nhà đầu tư có thể gặp khó khăn trong những quy định pháp lý của Hàn Quốc

Qua thực tiễn tư vấn, chúng tôi nhận thấy một rào cản mà nhiều nhà đầu tư gặp phải đối với việc gia nhập thị trường là một loạt các quy định phức tạp. Bởi không phải tất cả các ngành công nghiệp đều mở cửa cho đầu tư nước ngoài nên có thể khó thành lập công ty ở Hàn Quốc. Ngay cả khi một ngành sẵn sàng cho đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn có thể gặp khó khăn vì các quy định thường không minh bạch và thay đổi liên tục.

1 Số khó khăn khi đầu tư vào Hàn Quốc
1 Số khó khăn khi đầu tư vào Hàn Quốc

Khó khăn về văn hóa doanh nghiệp

Nhà đầu tư có thể gặp khó khăn trong việc làm quen, hòa nhập với cách thức, văn hóa kinh doanh và làm việc của Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, giống như nhiều quốc gia châu Á, quốc gia này rất tôn trọng truyền thống. Cách thức kinh doanh đã ăn sâu vào văn hóa Hàn Quốc, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi hình thức Nho giáo và trọng nam khinh nữ. Tất cả nam giới khỏe mạnh đều phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc, vì vậy kỷ luật và thứ bậc này thường được phản ánh trong môi trường thương mại.

Ngoài ra, hệ thống luật lao động thường được các doanh nghiệp nước ngoài cho là không linh hoạt. Ví dụ, rất khó để chấm dứt hợp đồng với nhân viên ngay cả khi họ không làm việc như mong đợi.

Một ví dụ kể đến như Walmart – một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới, đã không thành công khi thâm nhập thị trường Hàn Quốc bởi cách tiếp thị của họ không gây được tiếng vang với người tiêu dùng địa phương. Thị trường có những thị hiếu và sở thích khác nhau mà Walmart đã không xem xét, cuối cùng tạo ra sự không tương thích giữa công ty và người tiêu dùng mục tiêu. Vụ việc của Walmart đã thể hiện tầm quan trọng của việc có một đề xuất giá trị duy nhất và sự phù hợp chiến lược phù hợp với điều kiện thị trường địa phương. Xem thêm: Đầu tư tại Hàn Quốc, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện như thế nào?

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài sử dụng một mô hình khác có thể gặp phải sự phản đối từ nhân viên và đối tác kinh doanh Hàn Quốc. Từ đó, mà nhà đầu tư phải học cách hiểu các nền văn hóa và truyền thống kinh doanh khác nhau. Để thành công, nhiều doanh nghiệp nước ngoài phải phát triển một chiến lược phù hợp dựa trên những truyền thống và lịch sử sâu xa của xứ sở “kim chi”.



Xem thêm:
https://siglaw.com.vn/kho-khan-khi-dau-tu-han-quoc.html

Khái niệm nhà đầu tư cần biết theo Luật Đầu Tư 2020

 Khái niệm nhà đầu tư cần biết theo Luật Đầu Tư 2020

Luật Đầu tư 2020 là một trong những văn bản quan trọng nhất về hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Để đảm bảo sự thành công trong các hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ các khái niệm cơ bản trong Luật Đầu tư 2020.

Một số khái niệm cơ bản nhà đầu tư cần phải nắm bắt theo Luật Đầu tư 2020

Khái niệm nhà đầu tư cần biết theo Luật Đầu Tư 2020
Khái niệm nhà đầu tư cần biết theo Luật Đầu Tư 2020

Đầu tư kinh doanh

Đầu tư không chỉ đơn thuần là may rủi như cách mà nhiều người hiểu nhầm. Không giống như cờ bạc, đầu tư đòi hỏi sự cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng tiềm năng, lợi ích kinh tế và rủi ro của từng dự án. Những nhà đầu tư thành công không đơn giản chỉ “ném tiền qua cửa sổ”, mà họ cần phải có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng đầu tư để đưa ra các quyết định chính xác. Tất nhiên, không ai có thể đưa ra dự đoán chính xác hoàn toàn, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực học hỏi, người đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận từ các kênh đầu tư.

Khái niệm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức (sau đây gọi là các nhà đầu tư) bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận. Trong các lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần nắm vững các kiến thức về pháp luật cũng như kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng để nắm bắt xu thế thị trường, đảm bảo cho quá trình đầu tư được trơn tru, tránh xảy ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư. 

Chấp thuận chủ trương đầu tư

Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Đối với lĩnh vực đầu tư, dựa trên các yếu tố như quy mô dự án, ngành nghề đầu tư, hình thức và phương thức đầu tư, quá trình đầu tư không thể diễn ra một cách tự phát bạ đâu làm đó mà phải cần được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chấp thuận phê duyệt dự án đầu tư. Điều này nhằm đảm bảo các dự án đầu tư được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tránh các rủi ro, mất an toàn và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan. Ngoài ra, sự can thiệp của nhà nước cũng giúp đảm bảo tính minh bạch và công khai trong quá trình đầu tư, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Hiện nay, chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện  thông qua 3 cấp thẩm quyền bao gồm:

– Quốc hội;

– Thủ tướng chính phủ;

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thường phụ thuộc vào các quy định và chính sách của từng quốc gia. Tuy nhiên, nhiều quốc gia thường có các quy định về đầu tư nước ngoài để bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo an ninh quốc phòng và nền sản xuất của dân tộc. Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

Một số ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia hoặc các ngành nghề kinh doanh có thể gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự, lợi ích chung quốc gia, dân tộc như dịch vụ phát thanh, truyền hình, bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu khí,…vv. Đều là các ngành nghề, yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết trước khi được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép cho thực hiện dự án đầu tư kinh doanh. 



Xem thêm:
https://siglaw.com.vn/khai-niem-nha-dau-tu-can-biet-theo-luat-dau-tu-2020.html

Hợp đồng xúc tiến thương mại là gì? Đặc điểm & Nội dung

 Hợp đồng xúc tiến thương mại là gì? Đặc điểm & Nội dung

Vai trò của xúc tiến thương mại đó là thiết lập cũng như tăng cường sự liên kết, hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế giới đồng thời mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, từ đó giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại đời sống ấm no cho toàn dân. Vậy để bắt đầu xúc tiến thương mại, cần tạo lập và ký kết hợp đồng xúc tiến thương mại. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ những điều cần biết về hợp đồng xúc tiến thương mại. 

Hợp đồng xúc tiến thương mại là gì?

“Hợp đồng xúc tiến thương mại” là sự thỏa thuận, đồng ý của các bên (thương nhân, tổ chức, chính phủ) về việc tạo lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng liên quan tới hoạt động xúc tiến thương mại.

Theo khái niệm của kinh tế học, “xúc tiến thương mại” không chỉ bao gồm các hoạt động của thương nhân nhằm thúc đẩy phát triển thương mại mà còn bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển thương mại của các tổ chức khác và chính phủ. 

Ở góc độ pháp lý và trong khuôn khổ của pháp luật thương mại, khái niệm “xúc tiến thương mại” cũng đã được quy định rõ tại Điều 2 Luật thương mại 2005: “là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.” Vậy có thể hiểu xúc tiến thương mại là hoạt động với mục đích lợi nhuận do thương nhân thực hiện nhằm phát triển, tìm kiếm những cơ hội đầu tư, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Trong đó, pháp luật cũng quy định rõ những hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.  

Đặc điểm của hợp đồng xúc tiến thương mại ?

Về bản chất

Xúc tiến thương mại là một loại hoạt động thương mại, cụ thể, đây là hoạt động được thực thi với mục đích sinh lời và thường do thương nhân thực hiện. Tuy vậy, không giống như các loại hình hoạt động thương mại khác, xúc tiến thương mại sẽ hỗ trợ việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động thương mại khác nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện tỉ mỉ và hiệu quả các hoạt động này.

Về chủ thể

Do xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, nên chủ thể thực hiện nó chủ yếu là thương nhân (người bán hàng, người cung ứng dịch vụ hoặc là người kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại), bởi trong kinh doanh, việc thương nhân thực hiện các hành động tự tạo cơ hội cho minh để cạnh tranh thành công là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, do đặc thù của các hình thức xúc tiến thương mại, có những tổ chức, cá nhân (không phải là thương nhân) cũng tham gia vào hoạt động này với những vai trò nhất định như người phát hành quảng cáo (ví dụ: cơ quan báo chí trong quan hệ phát hành sản phẩm quảng cáo) hay người cho thuê phương tiện quảng cáo… Họ trở thành chủ thể tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân và là “các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại”, chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.

Về mục đích

Xúc tiến thương mại nhằm mục đích trực tiếp là tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư và thông qua đó, nhằm đáp ứng mục đích lợi nhuận của thương nhân, về mặt lý luận, hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và hoạt động đầu tư mang bản chất khác nhau nhưng các biện pháp, cách thức để xúc tiến quá trình đó có rất nhiều nét tương đồng. Trong mọi trường hợp, các biện pháp thông tin, quảng cáo, triển lãm… nhằm giới thiệu, khuếch trương cho thương nhân , và hoạt động thương mại của họ đều mang lại hiệu quả phát triển thương mại, bao gồm cả đầu tư.

Về cách thức xúc tiến thương mại

Do có đối tượng áp dụng luật thương mại chủ yếu là thương nhân nên pháp luật thương mại chỉ quy định các cách thức xúc tiến thương mại do thương nhân tiến hành, bao gồm việc thương nhân tự mình xúc tiến thương mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện dịch vụ xúc tiến thương mại cho mình, với các hoạt động cụ thể: khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.

Điều kiện để thực hiện xúc tiến thương mại

Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong Nghị định 81/2018/NĐ-CP vừa được ban hành là trong trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại, giảm giá) thì được khuyến mại, giảm giá 100% giá trị hàng hóa, dịch vụ thay vì mức trần 50% như trước đây. Hạn mức khuyến mại, giảm giá 100% cũng được áp dụng với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng quyết định.

Ngoài trường hợp nêu trên, hạn mức khuyến mại, giảm giá không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trước thời gian khuyến mại. Cũng theo Nghị định này, không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho: Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước; hàng thực phẩm tươi sống; hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Mẫu nội dung chính của hợp đồng xúc tiến thương mại mới nhất năm 2023

Trong 1 bản hợp đồng xúc tiến thương mại đầy đủ thì cần có các điều khoản chính gồm:

  1. Thông tin các bên
  2. Nội dung hợp tác
  3. Phương thức và phương tiện xúc tiến
  4. Giá cả và phương thức thanh toán
  5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng xúc tiến thương mại
  6. Điều khoản về giải quyết tranh chấp
  7. Thời hạn hợp đồng có hiệu lực
  8. Trường hợp bất khả kháng…
Mẫu nội dung chính của hợp đồng xúc tiến thương mại mới nhất năm 2023
Mẫu nội dung chính của hợp đồng xúc tiến thương mại mới nhất năm 2023

Một số câu hỏi phổ biến về hợp đồng xúc tiến thương mại

Hợp đồng xúc tiến thương mại có hiệu lực khi nào ?

Một hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu đó là kết quả của sự thể hiện ý chí thực sự của các bên. Khi giao kết hợp đồng thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không chịu áp lực từ người khác như áp lực từ đối tác, áp lực từ bên thứ ba. Ngoài ra, tùy theo thỏa thuận của các bên, thì các bên trong hợp đồng có thể tự quy định thời gian có hiệu lực của hợp đồng có thể là ngay sau khi hợp đồng được ký hoặc 6 ngày sau khi hợp đồng được ký,…



Xem thêm: Hợp đồng xúc tiến thương mại là gì? Đặc điểm & Nội dung

Hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là gì? Đặc điểm & Nội dung

 Hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là gì? Đặc điểm & Nội dung

Trong lĩnh vực kinh doanh và pháp luật, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là không còn là một thuật ngữ xa lạ với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đây là những quy trình quan trọng và phổ biến trong việc thay đổi cấu trúc tổ chức, mở rộng quy mô và tạo ra những cơ hội kinh doanh mới. Để đảm bảo quá trình thực hiện mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được diễn ra trơn tru, các bên sẽ phải ký hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Trong bài viết này, Siglaw sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại hợp đồng này nhé.

Hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A contract) chính là văn bản chứng nhận sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết để thực hiện quá trình mua bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp. Trước hết, để hiểu được hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là gì thì cần hiểu bản chất của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Hiện nay, pháp luật không có một định nghĩa chung cho toàn bộ khái niệm “mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này được giải thích rải rác trong các pháp luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, luật đầu tư, luật cạnh tranh,…

Theo khoản 31 điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định: Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp”

Cũng tại điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020: 

“Điều 201. Sáp nhập công ty

  1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Hay tại Luật Cạnh tranh 2018, khoản 4 Điều 29 quy định: “mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.

Trên thực tế, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được biết đến với cụm từ Mergers and Acquisitions (viết tắt M&A). Đây là một hoạt động thường xảy ra khi các doanh nghiệp có mục đích tổ chức lại doanh nghiệp, đầu tư kinh doanh, mở rộng thị trường.

Cụm từ “mua bán, sáp nhập doanh nghiệp” khi cắt nghĩa có thể hiểu như sau:

  • Mua bán doanh nghiệp: Mua bán doanh nghiệp là quá trình một bên (bên mua) mua lại toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu, tài sản và nguồn lực của một doanh nghiệp từ bên bán. Qua quá trình mua bán, bên mua trở thành chủ sở hữu mới của doanh nghiệp và có quyền quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của nó.
  • Sáp nhập doanh nghiệp: Sáp nhập doanh nghiệp là quá trình kết hợp hai hoặc nhiều doanh nghiệp riêng lẻ thành một đơn vị mới, với mục tiêu tạo ra sự phối hợp và tối ưu hóa các nguồn lực, quyền lợi và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia. Trong quá trình sáp nhập, các doanh nghiệp ban đầu có thể chấm dứt hoạt động riêng của mình hoặc tiếp tục tồn tại dưới hình thức công ty mẹ và công ty con.

Đặc điểm Hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Đối tượng của Hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là doanh nghiệp hoặc cổ phần. Chủ thể của hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp bao gồm chủ sở hữu doanh nghiệp (bên bán, bên bị sáp nhập) và bên mua, nhận sáp nhập doanh nghiệp.

Hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có thể được coi là một dự án đầu tư kinh doanh. Thông thường các tập đoàn, doanh nghiệp lớn nhận thấy tiềm năng, khó khăn tài chính của công ty nhỏ sẽ thực hiện ký kết hợp đồng M&A để thâu tóm, mua lại công ty nhỏ. Từ đó, công ty đã bị mua lại sẽ không còn tồn tại. Nó có thể chỉ là công ty con, chi nhánh nhỏ chịu sự quản lý của doanh nghiệp đã mua. Hoặc cá nhân cũng có thể thực hiện mua lại doanh nghiệp. Chuyển nhượng qua tay thay đổi thông tin công ty và tiếp tục kinh doanh phát triển.

Các loại hơp đồng mua bán, sáp nhập

Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp

Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp là văn bản thỏa thuận về việc thành viên công ty tiến hành chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần góp vốn của mình trong công ty cho thành viên khác hoặc cá nhân, tổ chức khác không phải thành viên.

Hình thức hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp: vì các hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đều là hợp đồng có tính phức tạp, giá trị lớn do đó các bên nên xác lập hợp đồng này dưới hình thức văn bản. Đây là tài liệu cần thiết trong một số trường hợp doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục với Phòng đăng ký kinh doanh như: chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi vốn điều lệ,…

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp bao gồm các nội dung:

  • Tên công ty chuyển nhượng phần vốn góp
  • Thông tin các bên:
  • Bên chuyển nhượng
  • Bên nhận chuyển nhượng
  • Thông tin phần vốn góp
  • Phương thức thanh toán
  • Nghĩa vụ các bên
  • Giải quyết tranh chấp
Hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp


Xem thêm:
https://siglaw.com.vn/hop-dong-mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep.html

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Đặc điểm, nội dung điều khoản & Mẫu

 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Đặc điểm, nội dung điều khoản & Mẫu

Giao thương quốc tế đã và đang là hoạt động không thể thiếu trong đời sống, mà một trong những hoạt động giao thương quốc tế nổi bật là mua bán hàng hóa từ nước ngoài vào nội địa và ngược lại. Khi đó, các bên luôn phải thiết lập một Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Vậy những điều cần biết và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm những gì, hãy cùng tìm hiểu dưới đây. 

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì ?

Về cơ bản, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (MBHH quốc tế) là hợp đồng mà trong đó hàng hóa được chuyển dịch qua biên giới một quốc gia hoặc qua một vùng lãnh thổ. Trong đó, “biên giới” có thể là biên giới lãnh thổ địa lý trên thực tế hoặc biên giới có tính pháp lý nhưng không dịch chuyển trên thực tế về lãnh thổ.  

Các quốc gia chi trả nhiều nhất cho việc mua bán hàng hóa quốc tế?

Theo số liệu năm 2019 của trang Europa, tỷ lệ chi trả nhiều nhất cho hoạt động mua bán hàng hóa của các quốc gia trên thế giới thuộc về Nga với 145,5%, Các tiểu vương quốc Ả Rập với 135,8% và Trung Quốc với 126%. Giải thích cho tỷ lệ mua bán hàng hóa quốc tế cao như vậy đó là vì Nga và Các tiểu Vương quốc Ả rập thường không tự trồng được khá nhiều loại thực phẩm cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày nên họ phải nhập những thực phẩm này từ các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu của người dân, còn đối với Trung Quốc thì quốc gia này là công xưởng của thế giới nên nhu cầu nhập nguyên liệu đầu vào để sản xuất luôn ở ngưỡng cao so với thế giới.  

Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ?

Về chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cả người bán và người mua trong hợp đồng, mỗi bên có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau. 

Về đối tượng của hợp đồng

Động sản là đối tượng mà hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế điều chỉnh, động sản chính là những hàng hóa có thể di dời và chuyển qua biên giới hoặc qua vùng lãnh thổ ví dụ như quần áo, bộ phận máy bay, ô tô,…  

Về giá cả và đồng tiền thanh toán

Việc chọn ra đồng tiền thanh toán khá đa dạng và cũng là vấn đề quan trọng khi thiết lập hợp đồng mua bán quốc tế. Các bên có thể chọn ngoại tệ hoặc nội tệ hoặc một đồng tiền chung của khu vực hoặc trên phạm vi quốc tế nào đó ví dụ như đồng Euro. Ví dụ hai bên giao kết hợp đồng, một bên tới từ Việt Nam, một bên tới từ Tây Ban Nha, các bên có thể chọn đồng tiền thanh toán là đồng Euro là được phép. Tuy vậy, để chuyển tiền từ bên này qua bên kia trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì các bên không được sử dụng tiền mặt, mà phải sử dụng phương thức thanh toán thay thế. Theo đó có các phương thức thanh toán sau: chuyển tiền, thanh toán nhờ thu, tín dụng chứng từ và thủ tục hải quan.  

Trên phương diện quốc tế, dịch vụ và hàng hóa được chuyển giao qua biên giới của hai hoặc nhiều quốc gia. Khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, một số thủ tục thông quan nhất định được yêu cầu theo luật pháp của mỗi quốc gia. Chính vì thế, trong hợp đồng cần quy định, nêu rõ điều kiện chia sẻ trách nhiệm của mỗi bên đối với việc thực hiện những công việc nêu trên và thủ tục quá cảnh qua nước thứ ba.

Về nguồn luật

Hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng thực hiện bởi các bên tới từ các quốc gia có nguồn luật điều chỉnh hợp đồng khác nhau nên hợp đồng giữa các bên cần tuân thủ luật pháp của cả hai quốc gia.  Không chỉ vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc luật mẫu về hợp đồng thương mại quốc tế. Sở dĩ có sự xung đột và điều chỉnh của nhiều nguồn luật như vậy xuất phát từ chủ quyền quốc gia theo quy định của Công pháp quốc tế, đối với một quan hệ dân sự quốc tế có nhiều quốc gia thì về nguyên tắc có thể sử dụng rất nhiều hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ này.

Mỗi quốc gia trên thế giới hiện nay đều có hệ thống pháp luật riêng, và các hệ thống pháp luật này được quy định khác nhau và đôi khi mâu thuẫn, xung đột nhau. Để giải quyết sự mâu thuẫn này, giải pháp tối ưu nhất đó chính là chọn ra một luật điều chỉnh hợp đồng (quan hệ dân sự quốc tế này). Và để có thể chọn ra một nguồn luật điều chỉnh mà không gây bất hòa giữ các bên thì nguyên tắc tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế được đặt ra. Ngoài ra, nếu các bên không chọn luật thì các quy tắc trong tư pháp quốc tế sẽ được áp dụng để chọn ra nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế.  

Về ngôn ngữ của hợp đồng

Tương tự như nguồn luật điều chỉnh, ngôn ngữ của hợp đồng cũng là nhiều ngôn ngữ của các bên tới từ các quốc gia khác nhau. Vậy về mặt quốc tế, sự ưu tiên các bên tự thỏa thuận ngôn ngữ điều chỉnh trong hợp đồng được đặt lên trên. Pháp luật Việt Nam (Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005) không quy định rõ về ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng, nhưng trên thực tế cũng có thể hiểu là các bên tự do chọn ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.      

Về cơ quan giải quyết tranh chấp

Đây cũng là nội dung mà các bên được tự do lựa chọn theo ý chí của các bên miễn là hai bên cùng chọn ra được một cơ quan giải quyết tranh chấp. Tuy vậy, điều cần lưu ý đó là phải xem xét xem cơ quan giải quyết tranh chấp đó có thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp này không, có sử dụng được nguồn luật điều chỉnh hợp đồng để giải quyết tranh chấp được hay không,..để việc giải quyết tranh chấp được “mượt mà” nhất có thể (nếu có). 

Về hình thức của hợp đồng

Pháp luật quốc gia và quốc tế áp đặt các yêu cầu khác nhau đối với hình thức hợp đồng. Điều 11 Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng MBHH Quốc tế (CISG) quy định rằng mọi hình thức hợp đồng MBHH quốc tế (ví dụ như bằng văn bản, bằng miệng, bằng tin nhắn,…) đều được coi là hợp pháp. Nhưng theo pháp luật nội địa tại một số quốc gia, chẳng hạn như Việt Nam, yêu cầu hợp đồng MBHH quốc tế bắt buộc phải ở dạng văn bản hoặc các hình thức có hiệu lực pháp lý tương đương khác. Thật vậy, do tính chất quốc tế của hợp đồng MBHH quốc tế, thông thường các bên tham gia hợp đồng quốc tế nên giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức tương đương để bảo vệ quyền lợi của từng bên. 

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm những gì ?

Nhìn chung, hợp đồng mua bán quốc tế ngoài những thông tin cơ bản về bên bán, bên mua thì hợp đồng bắt buộc phải có những điều khoản quy định về loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, giá cả và phương thức thanh toán của hàng hóa. 

Ngoài ra, để hợp đồng được rõ ràng hơn tránh xảy ra tranh chấp cũng như đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên thì hợp đồng MBHH quốc tế cũng cần có thêm quy định về phương thức giao hàng, hình thức đảm bảo hợp đồng có hiệu lực, cơ quan giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ của hợp đồng, những trường hợp bất khả kháng,…  

Cụ thể hơn, nội dung của một số điều khoản mà các bên có thể quy định cụ thể gồm:

Điều khoản về phương thức vận chuyển

Có thể quy định chi tiết phương thức vận chuyển phù hợp với loại hàng hóa, điểm đến và an ninh; đặc biệt là nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên ký kết được liệt kê theo các điều khoản thương mại quốc tế ví dụ như bên nào sẽ thanh toán tiền giao hàng,… 

Điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán

Xác định giá cả là nội tệ hay ngoại tệ hay đồng tiền chung; có thể cung cấp mã thanh toán để tiện cho việc thanh toán; hoặc có thể có quy định về khoản tiền phạt khi vi phạm trong phạm vi luật pháp cho phép. 

Điều khoản về phương thức giao hàng

Các bên cần ghi rõ ngày, địa điểm bốc hàng và địa điểm giao hàng; ghi rõ thời gian chi tiết của từng mục giao hàng theo ngày/tháng/…. Trên thực tế, việc đáp ứng thời hạn là một trong những nhiệm vụ chính của người bán, họ phải đưa ra hạn chót và dự phòng các tình huống bất ngờ xảy ra như phương tiện giao hàng bị hỏng,…

Điều khoản về trường hợp bất khả kháng

Các bên nên liệt kê chi tiết những trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra là gì ví dụ như dịch bệnh, lũ quét, mất mùa,… Những trường hợp bất khả kháng có thể hiểu là những tình huống mà người bán hoặc người mua không thể lường trước được mà ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng, thường thì những trường hợp bất khả kháng không phải do người bán hay người mua tạo ra mà chúng sẽ xuất hiện một cách bất ngờ. 

Điều khoản về hình thức đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng

Nêu rõ nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc bảo lãnh. Ví dụ: đảm bảo khôi phục cho người bán.

Điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp

Bằng cách xác định luật điều chỉnh hợp đồng thì các bên cũng có thể chọn ra được cơ quan giải quyết tranh chấp cho mình. Tuy vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan giải quyết được chọn phải nằm trong nhóm những tranh chấp có nội dung mà cơ quan đó được trao thẩm quyền giải quyết, bởi việc chọn một cơ quan giải quyết tranh chấp không đồng nghĩa với việc cơ quan đó chắc chắn sẽ được quyền giải quyết tranh chấp đó. Điều này cũng là vì hệ thống giải quyết tranh chấp cần được phân chia theo cấp và theo vùng để việc giải quyết tranh chấp được nhanh gọn nhất có thể cũng như không chồng chéo thẩm quyền với nhau. 

Điều khoản về lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng

Cả hai bên cần phải nắm rõ quy định về ngôn ngữ hợp đồng. Đặc biệt, những thuật ngữ chuyên ngành cần được ghi chính xác bằng ngôn ngữ được chọn trong hợp đồng. 

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực khi nào ?

Về mặt hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có hiệu lực khi được thể hiện ở một hình thức nhất định mà phù hợp với luật điều chỉnh hợp đồng. Ví dụ nếu các bên chọn CISG thì hợp đồng có thể bằng văn bản, hay bằng các hình thức khác đều có hiệu lực, còn nếu dùng luật của Việt Nam thì hợp đồng sẽ bắt buộc bằng văn bản thì mới có hiệu lực. Dù vậy, trên thực tế các bên thường thể hiện hợp đồng bằng văn bản để đảm bảo mọi quy định đều được nêu rõ bằng giấy trắng mực đen. 

Về yếu tố khác thì theo nguyên tắc, hợp đồng MBHH quốc tế có hiệu lực từ khi ký kết hợp đồng. Các bên cũng có thể tự do quy định thời gian có hiệu lực của hợp đồng, ví dụ là từ khi các bên ký hợp đồng hoặc 5 ngày sau khi ký kết hợp đồng,.v.v. Nếu các bên không thỏa thuận thời gian hợp đồng có hiệu lực thì cần xác định thời điểm hợp đồng được giao kết mà để xác định được cụ thể thì cũng là điều không dễ. Bởi mỗi hình thức hợp đồng lại có thời điểm giao kết khác nhau, đặc biệt là các hợp đồng không phải bằng văn bản. Với hợp đồng bằng miệng thì hợp đồng có hiệu lực khi người mua hàng thanh toán và nhận hàng, với hợp đồng bằng việc chào hàng thì hợp đồng có hiệu lực từ khi bên được chào hàng chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng,… 

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng Việt

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản tiếng Anh

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản tiếng Anh

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản tiếng Anh

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản tiếng Anh

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản tiếng Anh
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bản tiếng Anh
Xem thêm: https://siglaw.com.vn/hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html

Thuê xưởng khu công nghiệp như nào để tối ưu sản xuất?

Hiệu quả sản xuất luôn là một trong những nhân tố được quan tâm hàng đầu đối với bất kì doanh nghiệp nào bởi hiệu quả sản xuất ảnh hưởng trự...